Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Quan sát tranh học sinh vẽ và ảnh chụp, nói điều em nghĩ về các bạn nhỏ.
Gợi ý:
Các bạn nhỏ vô cùng hồn nhiên, trong sáng. Thế giới của các bạn ấy tràn ngập những ước mơ, những điều lí thú và tươi đẹp trong cuộc sống.
Câu 2, 3, 4
Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ
Nếu trái đất thiếu trẻ con
(Trích)
Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi
Gặp các em
Và xem tranh vẽ
Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ
Trẻ nhất là các em.
Pô-pốp bảo tôi:
“Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi đo được thế?
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!”
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ
Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa
Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn đỏ
Các anh hùng là những – đứa – trẻ - lớn – hơn.
Ngộ nghĩnh là các em
Sáng suốt là các em
Tôi lặng người sau lời Pô-pốp:
“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất
Thì bay hay bò
Cũng vô nghĩa như nhau”.
(Đỗ Trung Lai)
Câu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Pô-pốp: phi công vũ trụ, hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
- Sáng suốt: có nhận thức rõ ràng và cách giải quyết đúng đắn
- Lặng người: không nói năng, cử động gì được do vui, buồn đột ngột hoặc khám phá bất ngờ
- Vô nghĩa: không có ý nghĩa hay giá trị gì
Câu 4: Cùng luyện đọc
Đọc tiếp nối 3 khổ thơ.
Câu 5
Trao đổi, thực hiện các nhiệm vụ
1) Trả lời câu hỏi
a) Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?
Gợi ý:
Em đọc kĩ phần chú thích và tên tác giả bài thơ.
Trả lời:
Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai còn nhân vật Anh là anh phi công vũ trụ Pô-pốp.
b) Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
Gợi ý:
Em đọc đoạn thơ thứ 1 và 2.
Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết:
- Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức “Anh hãy nhìn xem”, “Anh hãy nhìn xem!”
- Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật: Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – các em tô lên một nửa số sao trời!”
- Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
c. Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
Gợi ý:
Em đọc khổ thơ thứ 2, 3
Trả lời:
Tranh vẽ của các bạn nhỏ có những nét ngộ nghĩnh là:
- Có ở đâu đầu tôi to được thế?
- Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
- Các em tô lên một nửa số sao trời
- Cả thế giới quàng khăn quàng đỏ
- Các anh hùng là những-đứa-trẻ-lớn-hơn
Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ chứa đựng vô cùng nhiều điều sâu sắc: Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói anh rất thông minh. Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa đựng một nửa số sao trời, các bạn muốn nói ước mơ chinh phục các vì sao của anh rất lớn. Vẽ cả thế giới khăn quàng đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn như trẻ em…
2) Đánh dấu x vào chỗ trống thích hợp
Gợi ý:
Em đọc kĩ bài thơ rồi đánh dấu x sao cho phù hợp.
Trả lời:
Câu 6
Thi đọc bài thơ
Từng tốp 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. Giọng đọc vui, cảm hứng ca ngợi trẻ em. Thể hiện đúng lời của phi công vũ trụ Pô-pốp: nhanh hơn, ngạc nhiên, thích thú lúc ngắm những bức tranh trẻ em vẽ mình; chậm lại từ câu Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười; trầm hơn ở ba dòng kết.