Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng "tự"
Các đội chơi tìm nhanh từ có tiếng "tự" và viết vào bảng nhóm hoặc giấy khổ to. Hết thời gian chơi, đội nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng cuộc.
M : tự tin
Lời giải chi tiết:
tự trọng, tự ái, tự ti, tự giác, tự hào, tự kiêu, tự lập, tự túc,…
Câu 2
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Tự ti: thấy mình nhỏ bé, kém cỏi, không tin tưởng vào khả năng của mình.
- Tự tin: tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
- Tự trọng: tự tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
- Tự kiêu: luôn đề cao bản thân.
- Tự hào: lấy làm hài lòng và tỏ ra vui sướng về cái tốt đẹp mà mình có.
- Tự ái: quá nghĩ đến mình nên tỏ ra giận dỗi, khó chịu khi người khác không đề cao mình.
Câu 3
Sắp xếp các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái vào hai nhóm, viết vào vở.
a) Các từ chỉ tính tốt
b) Các từ chỉ tính xấu
Lời giải chi tiết:
a) Các từ chỉ tính tốt: tự tin, tự trọng, tự hào.
b) Các từ chỉ tính xấu: tự ti, tự kiêu, tự ái.
Câu 4
a) Chọn từ nào trong ngoặc đơn cho mỗi chỗ trống?
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) .... " Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2)...
Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3)... nhất cũng dần dần thấy (4)... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5).... về bạn Minh.
(Từ để chọn: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào).
b) Đọc lại đoạn văn, xét xem từ chọn điền đã đúng với mỗi chỗ trống và đúng với cả đoạn văn chưa.
c) Viết vào vở theo mẫu: M: (1) tự trọng
Lời giải chi tiết:
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) tự trọng. ". Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2) tự kiêu.
Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3) tự ti nhất cũng dần dần thấy (4) tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5) tự hào về bạn Minh.
Câu 5
Viết các từ trong ngoặc đơn vào mỗi cột thích hợp trong bảng nhóm.
(trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm)
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Đặt câu với một từ đã cho ở hoạt động 5 và viết vào vở.
Lời giải chi tiết:
- Em mong Tết Trung thu sẽ đến thật nhanh để cùng các bạn rước đèn, phá cỗ.
- Hà Nội là trung tâm đô thị lớn của Việt Nam.
- Chó là con vật rất trung thành với chủ.
Chủ đề: Yêu lao động
Project 3
Chủ đề: Quý trọng đồng tiền
Unit 7: It isn't cold today!
PHẦN 1: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4