Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Kể lại một việc mà em đã làm cho các bạn nghe. Chú ý sử dụng những từ ngữ chỉ thời gian: Trong lúc .... thì ...
Lời giải chi tiết:
Hôm qua, tớ đã làm được một việc khiến thầy hiệu trưởng hài lòng.
Vào giờ chơi, tớ và bạn Minh đi dạo trước hành lang các lớp. Chợt, tớ thấy bốn, năm em nhỏ lớp Một đang tụm lại làm gì đó. Hóa ra hai em đang chăm chú vẽ hình bông hoa lên tường phòng học. Những em đứng ngoài cũng phụ hoạ theo. Em lấy phấn xanh, em lấy phấn vàng tô thêm vào ra chiều thích thú lắm.
Thấy các em vui vẻ như thế, tớ và Minh cũng hơi đắn đo, nhưng rồi, tớ bước đến vỗ nhẹ vào vai cậu bé đang vẽ hăng hái nhất mà nói rằng:
- Tại sao các em lại vẽ lên tường? Làm tường bẩn hết rồi.
Bạn Minh khuyên:
- Mấy em xóa bỏ đi, kẻo chút nữa thầy cô trách phạt đấy!
Các em nghe vậy, lật đật lấy khăn rồi cả bàn tay vừa lau túi bụi, vừa lo lắng. Trong lúc các em lau tường thì tớ nghĩ ra một cách. Tớ chạy về lớp lấy chiếc khăn, đem nhúng qua nước sạch rồi cùng giúp các em.
Đang lúc ấy thì thầy hiệu trưởng đi lại. Nghe tớ kể hết sự việc, thầy nói: “Các con xứng đang là tấm gương cho các em nhỏ noi theo”.
Được khen, tớ và Minh nhìn nhau mà lòng lâng lâng sung sướng.
Câu 2
Tìm hiểu về cách dùng dấu ngoặc kép
1) Chọn đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột B cho mỗi ví dụ ở cột A:
2) Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
Lời giải chi tiết:
a) Nối:
2) Tác dụng của dấu ngoặc kép là:
- Dấu ngoặc kép được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được trích dẫn.
Ghi nhớ
Câu 3
Tìm và viết vào vở lời nói trực tiếp của nhân vật trong đoạn văn sau:
Ông Lơ-vốp là người Nga, sống ở thành phố Xanh Pê-téc-bua. Năm nay, ông muốn đi du lịch A-then, thủ đô Hi Lạp nên ông đi học tiếng vào các buổi tối.
Ông học rất chăm chỉ suốt một tháng. Sau đó, ngày nghĩ đến và ông đi Hi Lạp.
Vài tuần sau, ông trở về, bạn bè hỏi: “Đi nghỉ ở A-then, ông có gặp khó khăn về tiếng Hi Lạp không?”
Ông Lơ-vốp trả lời: “Ồ, không, tôi không gặp khó khăn gì. Nhưng người Hi Lạp thì có đấy.”
(Theo Vui học Anh ngữ)
Lời giải chi tiết:
Lời nói trực tiếp trong đoạn văn trên là:
- “Đi nghỉ ở A-then, ông có gặp khó khăn về tiếng Hi Lạp không?”
- “Ồ, không, tôi không gặp khó khăn gì. Nhưng người Hi Lạp thì có đấy.”
Câu 4
Chép lại các câu văn sau khi đã điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Va-li-a thích nhất tiết mục ¨ Cô gái phi ngựa đánh đàn ¨ Em nói với mẹ ¨ Mẹ ơi, con thích trở thành diễn viên xiếc ¨
Phương pháp giải:
Gợi ý: Con hãy tìm từ ngữ và câu nói được trích dẫn trong đoạn và điền dấu ngoặc kép, dấu hai chấm vào những vị trí thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Va-li-a thích nhất tiết mục "Cô gái phi ngựa đánh đàn". Em nói với mẹ: "Mẹ ơi, con thích trở thành diễn viên xiếc".
Review 4 (Unit 10,11,12)
Bài 20. Ôn tập - VBT Lịch sử 4
Review 4
Bài tập cuối tuần 22
Đề thi học kì 1
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4