Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Nói về một nghề em yêu thích theo các câu hỏi gợi ý sau:
a) Lớn lên em thích làm nghề gì?
b) Vì sao em thích làm nghề đó?
(Em có thể nói về một nghề được thể hiện trong những bức tranh dưới đây)
Phương pháp giải:
Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động của mỗi người trong bức tranh để nói về nghề nghiệp của họ.
Lời giải chi tiết:
a) Lớn lên em ước mình sẽ trở thành kĩ sư.
b) Em thích nghề kĩ sư vì có thể góp sức mình xây dựng cho quê hương, đất nước những công trình khang trang, đẹp đẽ và đưa đất nước ngày càng phát triển hơn.
- Nói về một nghề được thể hiện trong bức tranh: Chú nông dân đang lái máy cày trên thửa ruộng. Công việc của chú rất có ích vì tiết kiệm được nhiều sức lao động và giúp người nông dân bớt vất vả hơn.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Thưa chuyện với mẹ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
- Con vừa bảo gì?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Ai xui con thế?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống...
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
(Theo Nam Cao)
Câu 3
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Chọn ý đúng và trả lời thành câu:
(1) Cương xin học nghề rèn để làm gì?
a. Để tự kiếm tiền ăn học
b. Để trở thành người thợ rèn như em đã mơ ước
c. Để có một nghề kiếm sống, san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ
(2) Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
a. Nhà Cương nghèo, nếu học nghề thợ rèn sẽ không thể giàu sang
b. Thợ rèn là một nghề thấp kém không phù hợp với dòng dõi quan sang của nhà Cương
c. Làm thợ rèn chẳng khác gì đi làm đầy tớ cho người khác
Lời giải chi tiết:
1) Cương xin học nghề rèn: Để có một nghề kiếm sống, san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ
Đáp án: c
2) Mẹ Cương nêu lí do phản đối là: Làm thợ rèn chẳng khác gì đi làm đầy tớ cho người khác
Đáp án: c
Câu 6
Hỏi - đáp:
a) Cương thuyết phục mẹ như thế nào?
b) Những chi tiết nào thể hiện tình cảm của hai mẹ con đối với nhau?
Lời giải chi tiết:
1) Để thuyết phục mẹ, Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
2) Những chi tiết nào thể hiện tình cảm của hai mẹ con đối với nhau là:
- Cách xưng hô mẫu mực: con lễ phép với mẹ, mẹ dịu dàng với con.
- Cử chỉ thân mật, trìu mến, tràn ngập tình thương yêu.
Project 3
Bài tập cuối tuần 1
Chủ đề 5. Niềm vui
Unit 5. Can you swim?
Chủ đề 1: Các phép tính với số tự nhiên
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4