Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Chơi trò chơi: "Giải ô chữ bí mật " Du lịch Việt Nam".
Điền chữ cái vào mỗi ô trống để tìm các địa danh ở hàng ngang và địa danh ở hàng dọc màu xanh.
1) Tên một tỉnh miền núi phía bắc, có hang Pác Bó, suối Lê-nin.
2) Tên thủ đô của nước ta.
3) Tên một thành phố biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh.
4) Tên một thành phố của tỉnh Quảng Nam, có phố cổ được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
5) Tên một con sông có chín nhánh chảy ra biển ở miền Nam nước ta.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi giải đố.
Lời giải chi tiết:
Ô chữ ở hàng dọc là: CÀ MAU
Câu 2
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá gìn giữ mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Câu 3
a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B
b) Thay nhau đọc từ ngữ và nghĩa của chúng.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài.
Chú ý nhấn giọng một số từ: hối hả, rất phũ, san sát, thẳng đuột, hằng hà sa số, thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, gìn giữ…
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Mưa ở Cà Mau như thế nào?
2) Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
3) Người Cà Mau dựng nhà như thế nào?
4) Vì sao người Cà Mau phải kiên cường, giàu nghị lực?
Phương pháp giải:
1) Em đọc đoạn văn thứ nhất.
2) Em đọc đoạn văn thứ 2 trong bài.
3) Em đọc phần cuối của đoạn văn thứ 2 trong bài.
4) Từ đặc điểm về tự nhiên ở Cà Mau con hãy giải thích tính cách của người Cà Mau.
Lời giải chi tiết:
1) - Mưa thường tới nhanh và đột ngột:
+ Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng dó, mưa đổ ngay xuống đó.
+ Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà.
- Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh
- Trong cơn mưa thường nổi cơn dông.
2) Cây cối ở Cà Mau mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
3) Cách người Cà Mau dựng nhà: Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước….
4) Người Cà Mau phải kiên cường và giàu nghị lực bởi vì chỉ có những phẩm chất này thì họ mới có thể tồn tại được trên một mảnh đất khí hậu khắc nghiệt và nhiều thú dữ luôn rình rập tới như thế.
Câu 6
Chọn một tên dưới đây cho từng đoạn trong bài:
1) Mưa ở Cà Mau
2) Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau
3) Muông thú ở Cà Mau
4) Con người ở Cà Mau
Phương pháp giải:
Con đọc lại bài văn xem mỗi đoạn nhắc tới những đối tượng nào
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “… nổi cơn dông”): Mưa ở Cà Mau
- Đoạn 2 (Tiếp đến “…bằng thân cây đước): Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau
- Đoạn 3 (câu 1): Muông thú ở Cà Mau
- Đoạn 3: Con người ở Cà Mau
Bài 5: Tình bạn
Unit 2. I always get up early. How about you?
Chủ đề 3 : Thiết kế bài trình chiếu
Tuần 4: Ôn tập và bổ sung về giải toán
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC