Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Mỗi câu kể trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
(1) Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. (2) Cánh diều mềm mại như cánh bướm. (3) Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (4) Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. (5) Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
(Theo Tạ Duy Anh)
Viết kết quả vào vở hoặc phiếu học tập:
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Đặt một vài câu kể để:
a) Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.
b) Tả chiếc bút em đang dùng.
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d) Nói lên niềm vui của em khi được thầy cô khen.
Lời giải chi tiết:
a) Hằng ngày, em đi học về lúc năm giờ chiều. Sau khi cất sách vở xong, em giúp bà nhặt rau để chuẩn bị cho bữa cơm chiều và dọn dẹp nhà cửa rồi chơi thể thao.
b) Chiếc bút máy của em là loại bút nét thanh nét đậm. Khi viết, ngòi bút di chuyển nhịp nhàng khiến cho nét chữ của em trở nên mềm mại và bay bổng hơn.
c) Em cảm thấy thật may mắn vì xung quanh mình có nhiều bạn tốt. Bạn bè là những người thân yêu đáng tin cậy để em chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Hơn thế nữa, tình bạn còn giúp em nhanh chóng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
d) Hôm nay là ngày em rất vui. Đây là lần đầu tiên thầy giáo gọi em đứng lên đọc bài văn của mình cho cả lớp nghe. Bài văn của em được điểm chín, điểm cao nhất lớp. Về nhà em phải khoe điều này với bố mẹ mới được.
Câu 3
Chọn một tình huống ở trên, viết vào vở 1-3 câu kể về tình huống em chọn.
Câu 4
Thay nhau đọc kết quả bài làm của em cho các bạn trong nhóm nghe. Nhóm góp ý, sửa bài làm của các bạn.
Câu 5
Viết bài văn tả một đồ chơi mà em thích.
Phương pháp giải:
Gợi ý: Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị tuần trước cho bài văn tả một đồ chơi mà em thích.
- Mở bài: Giới thiệu đồ vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).
- Thân bài: Quan sát theo trình tự hợp lí, bằng nhiều giác quan. Đặc điểm riêng biệt của đồ vật.
- Kết bài: Tình cảm của em với đồ vật (mở rộng hoặc không mở rộng).
Dựa vào dàn ý, viết vào vở bài văn miêu tả đồ chơi mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Tả con voi nhựa.
Trong hàng chục thứ đồ chơi mà em có, em thích nhất chú voi rô-bốt được làm bằng nhựa màu xám nhạt.
Con voi cao khoảng hai mươi phân và dài hơn ba mươi phân. Thân hình cân đối, bốn chân vững chãi, đôi tai to và cái vòi dài sun sun mềm mại. Cặp ngà cong vút hai bên mép, chĩa ra phía trước trông rất oai phong.
Mỗi khi chơi, em chỉ cần nhấn nút công tắc dưới bụng là chú voi vừa thong thả bước đi, vừa lúc lắc cái đầu và đung đưa cái vòi trông thật ngộ nghĩnh. Thích nhất là nó biết tránh các vật cản đường. Đang đi, đụng vào vật nào đó, nó liến rẽ sang hướng khác.
Bố dạy em bài hát về con voi: “Con vỏi con voi. Cái vòi đi trước. Hai chân trước đi trước. Hai chân sau đi sau. Còn cái đuôi thì đi sau rốt. Tôi xin kể nốt, cái chuyện con voi...”. Em với bé Vũ vừa chơi vừa hát, rất vui!
Unit 6: Funny monkeys!
Bài tập cuối tuần 10
TẢI 10 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TOÁN 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 4
Unit 8: Our feelings
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4