Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Đọc đoạn văn sau, thay nhau hỏi và trả lời:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy mõm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
(Theo Nguyễn Thái Vận)
a) Đoạn văn có mây câu kể Ai làm gì? Đó là những câu nào?
b) Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
Phương pháp giải:
Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?
- Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
- Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
- Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Chủ ngữ | Vị ngữ |
Cha tôi | làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. |
Mẹ | đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. |
Chị tôi | đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu. |
Câu 2
Viết vào vở đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của mọi người trong gia đình em.
Phương pháp giải:
- Hình thức: Đoạn văn
- Nội dung: Kể về các công việc trong một buổi sáng của em
- Yêu cầu: Có sử dụng câu kể Ai làm gì?
Lời giải chi tiết:
Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
Câu 3
Đọc cho bạn nghe câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn em vừa viết.
Câu 4
Nghe thầy cô đọc, viết vào vở đoạn văn:
Mùa đông trên rẻo cao
Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn xơ.
(Theo Ma Văn Kháng)
Câu 5
Điền vào chỗ trống:
a) Tiếng có âm đầu l hoặc n?
Cồng chiêng là một ... nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong ... hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng ... tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
(Theo Đào Ngọc Dung)
b) Tiếng có vần ât hoặc âc?
Khúc nhạc đưa mọi người vào ... ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng ... trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan ... vả đời thường.
Lời giải chi tiết:
a) Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
b) Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.
Câu 6
Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn sau:
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc / giất) mộng (làm / nàm) người, bỗng thấy (xuấc / xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa / nửa) mặt (lất láo / lấc láo / nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc / cất) tiếng khàn khàn hỏi:
- Còn ai thức không đấy?
- Có tôi đây!
- Chàng hiệp sĩ (lên / nên) tiếng. Thế là bà già (nhấc / nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc / đất). Chàng (lảo / nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm / nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
Lời giải chi tiết:
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi:
- Còn ai thức không đấy?
- Có tôi đây!
- Chàng hiệp sĩ lên tiếng. Thế là bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
Unit 7: It isn't cold today!
Chủ đề 4. Các đơn vị đo đại lượng
Bài tập cuối tuần 27
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 4
Chủ đề 2: Năng lượng
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4