Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em
Phương pháp giải:
Tả bao quát: chất liệu, màu sắc, loại bút, hình dáng, kích thước,...
Lời giải chi tiết:
Chiếc bút của em hiệu Hồng Hà. Đó là một chiếc bút nhỏ nhắn, thân màu đỏ sẫm, được làm bằng nhựa cứng. Nắp bút bằng nhôm mạ đồng bóng loáng. Đầu bút thon thon thanh tú. Ngòi bút hình lá tre mềm mại vô cùng!
Câu 2
Nghe thầy cô kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ (Vũ Bội Tuyền).
Câu 3
Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.
a) Dựa vào lời kể của thầy cô, tìm lời thuyết minh cho mỗi bức tranh.
b) Dựa vào mỗi bức tranh và lời thuyết minh, kể lại từng đoạn câu chuyện.
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
- Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
- Tranh 3: Ma-ria-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
- Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.
- Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho con.
Kể lại toàn bộ câu chuyện:
Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
"Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ". Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
- Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
- Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. - Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
- Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
- Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Câu 4
Thi kể chuyện trước lớp.
Câu 5
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
Chủ đề 4: Nấm
Stop and check 4B
Starter: Welcome back!
Phần 2: Vận động cơ bản
Unit 6: Where's your school?
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4