Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Thi đọc (theo phiếu).
Các nhóm lần lượt chơi hái hoa để chọn bài:
a) Em đọc một đoạn trong bài tập đọc (từ bài 11A đến bài 17C)
b) Trả lời 1 – 2 câu hỏi của các bạn về bài đọc
c) Nghe đánh giá của các bạn
(Em chủ động hoàn thành bài tập trên lớp)
Câu 2
a) Nghe thầy cô đọc, viết vào vở bài chính tả sau:
Chợ Ta-sken
Chúng tôi ra thăm cảnh chợ. Người qua lại trộn lẫn màu sắc. Đàn ông mặc áo sơ mi đính những nẹp thêu dọc hai ống tay, đầu chụp gọn trong chiếc mũ vải vuông nhỏ. Phụ nữ xúng xính trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa. Trên áo, những đường vân xanh, đỏ, tím, vàng chảy dọc, óng ả, chờn vờn như sóng nước hồ. Nước da của họ ngăm bánh mật. Lông mày nhỏ uốn vòng cung. Khuôn mặt bầu bầu chữa cho bớt nhô đôi gò má cao. Tóc đen như mun tết thành hai bím thõng dài mãi xuống quá thắt lưng khẽ ve vẩy theo nhịp bước.
(Bùi Hiền)
Ta-sken: thủ đô nước U-dơ-bê-ki-stan
b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi
Câu 3
Viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I
Phương pháp giải:
1) Nhớ lại cấu tạo thông thường của một bức thư
- Phần đầu thư:
+ Nêu địa điểm, thời gian viết thư
+ Chào hỏi người nhận thư
- Phần chính:
+ Nếu mục đích, lí do viết thư
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư
+ Thông báo tình hình của người viết thư
- Phần cuối thư:
+ Nêu lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn
+ Người viết kí tên và ghi họ tên
2) Xác định nội dung kể chuyện trong bức thư:
- Kể về kết quả học tập, rèn luyện hoặc sự tiến bộ về một mặt nào đó của em trong học kì I.
- Nêu quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong học kì II.
Lời giải chi tiết:
Bức thư tham khảo:
Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 2019
Mẹ thân yêu của con,
Mẹ đã đi công tác được một tháng rồi, ở nhà ba bố con con nhớ mẹ nhiều lắm. Hôm nay được nghỉ học, con tranh thủ viết lá thư này gửi mẹ nơi phương xa.
Mẹ ơi! Tết cổ truyền sắp đến rồi. Con vẫn đang đếm từng ngày mẹ trở về, để gia đình mình được sum họp bên nhau. Dạo này mẹ có khỏe không ạ? Mỗi ngày mẹ có ngủ đủ giấc không? Con nhớ mấy tháng trước ở nhà mẹ thường kêu đau lưng không ngủ được. Bây giờ lưng mẹ còn đau nhiều không ạ? Mẹ có nhớ nhà không ạ? Ba bố con con ở nhà lúc nào cũng nhớ mẹ rất nhiều.
À mẹ ơi, hôm qua bố đi họp cho con, đã có kết quả học tập học kì 1 của con rồi đấy ạ. Học kì I vừa qua con đạt học sinh giỏi mẹ ạ. Bài kiểm tra cuối kì môn toán con đã được 10 điểm đấy ạ. Cô giáo chủ nhiệm khen con học rất tốt những môn tự nhiên. Chỉ có điều những môn xã hội của con còn chưa được tốt lắm. Bài kiểm tra tiếng việt con sai một lỗi nên chỉ được 9.5 thôi mẹ ạ. Con hứa sang học kì II này con sẽ vẫn cố gắng học thật tốt những môn tự nhiên, đồng thời cũng sẽ cố gắng cải thiện nhiều môn xã hội. Con sẽ chủ động luyện chữ và nhờ chị Hoa kèm môn tiếng việt.
Mẹ ở bên đó giữ gìn sức khoẻ, công tác tốt mẹ nhé! Hai chị em con ở nhà sẽ nghe lời bố và đợi mẹ về.
Con yêu và nhớ mẹ vô cùng!
Con gái của mẹ
Linh
Nguyễn Ngọc Linh
Câu 4
a) Đọc bài thơ sau:
Chiều biên giới
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta – ngọn núi
Như đất trời biên cương.
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi tỏa ngát hương bay.
Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông.
(Lò Ngân Sủn)
Sở: Cây cùng họ với cây chè, lá hình trái xoan có răng cưa, hạt được ép lấy dầu để ăn và dùng trong công nghiệp.
b) Thực hiện các yêu cầu sau:
- Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương.
- Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ?
- Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.
Phương pháp giải:
Lúa lẫn trong mây, uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang
Lời giải chi tiết:
a) Từ đồng nghĩa với từ biên cương là: biên giới.
b) Cả từ đầu và ngọn đều được dùng theo nghĩa chuyển.
c) Trong bài thơ có hai đại từ xưng hô là: em và ta
d) Viết câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em:
Lúa trĩu hạt mỡ màng trên ruộng bậc thang, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.
Tuần 7: Khái niệm số thập phân. Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
Tuần 8: So sánh số thập phân
Bài tập cuối tuần 18
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5
Bài tập cuối tuần 11