Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời câu hỏi sau (viết vào phiếu học tập)
Phương pháp giải:
Em nhớ lại kiến thức đã được học để hoàn thành bảng.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
a) Đọc câu chuyện sau:
Ai giỏi nhất ?
Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.
Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.
Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.
Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:
- Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!
Sóc không chịu. Cậu ta kêu :
- Tôi vẫn còn !
Gõ Kiến hỏi :
- Còn mà túi lại rỗng không thế này ?
Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn :
- Đây ! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy !
Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.
Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.
Nhưng biết gieo trổng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.
Theo PHONG THU
b) Chọn ý đúng nhất để trả lời câu hỏi
b1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?
□ Hai
□ Ba
□ Bốn
b2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
□ Lời nói
□ Hành động
□ Cả lời nói và hành động
b3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?
□ Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.
□ Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
□ Khuyên người ta tiết kiệm.
Phương pháp giải:
1) Em đọc kĩ xem có bao nhiêu nhân vật xuất hiện trong truyện, chú ý đoạn văn thứ 1.
2) Em suy nghĩ và trả lời.
3) Theo em nhân vật nào trong truyện đáng khen và bạn ấy đáng khen ở điểm gì?
Lời giải chi tiết:
b1. Câu chuyện trên có bốn nhân vật.
b2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua cả lời nói và hành động.
b3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là: Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
Câu 3
Đọc lời giới thiệu sau và nghe thầy cô kể câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng
Ông Nguyễn Khoa Đăng (1691 – 1725) là một vị quan thời xưa của nước ta, văn võ toàn tài, rất có tài xét xử các vụ án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện. Ông có công trừng trị bọn cướp, tiêu diệt chúng đến tận sào huyệt.
Lời giải chi tiết:
Toàn bộ nội dung câu chuyện:
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử, được dân mến phục
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quẩn quanh bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không chịu đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây, của ai rồi sẽ rõ.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết được người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt ra mới thôi. Lúc đầu người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm ấy về tận sào huyệt.
Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
Câu 4
Đọc lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong truyện:
- Truông: vùng đất hoang, rộng, có nhiều cây cỏ.
- Sào huyệt: ổ của bọn trộm cướp, tội phạm.
- Phục binh: Quân lính nấp ở những chỗ kín đáo, chờ lệnh là xông ra tấn công.
Câu 5
Dựa theo lời kể của thầy cô và các tranh vẽ dưới đây, tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh, đọc phần chú thích rồi kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù đòi tiền.Nhưng người mù lại nhất mực từ chối.
- Tranh số 2: Quan sai người đem một chậu nước, rồi đem túi tiền mà người mù tự nhận là của mình vào chậu nước.Trên mặt nước nổi lên váng dầu từ đó biết được đó là tiền của anh bán dầu. Quan vừa vạch trần người mù là kẻ ăn cắp, vừa vạch trần hắn là kẻ giả mù đi ăn xin.
- Tranh số 3: Để bắt được bọn cướp ở truông nhà Hồ quan sai chế một chiếc hòm đặc biệt để người bên trong có thể ngồi ở đó và bật nắp ra dễ dàng. Đồng thời phao tin có vị quan lớn sắp đi qua truông mang theo nhiều vàng bạc của cải để thu hút bọn cướp. Đồng thời sai quân mặc quần áo dân thường khênh những hòm có các võ sĩ ở trong đi qua truông. Bọn giặc quả nhiên sập bẫy
- Tranh số 4: Về tới hang ổ của bọn cướp các võ sĩ bật nắp xông ra tiêu diệt hết bọn địch.
Câu 6
Nói về sự thông minh, tài trí của ông Nguyễn Khoa Đăng
a) – Trong cách tìm ra kẻ ăn cắp tiền của anh bán dầu
- Trong phán đoán đúng đắn, lột được mặt nạ của kẻ giả mù
b) – Trong mưu kế tổ chức bắt bọn cướp, trong ngoài phối hợp, rất bất ngờ
- Trong việc sử dụng sức người để khai khẩn đất hoang vùng biên giới
Phương pháp giải:
Em nhớ lại nội dung câu chuyện rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
a)
- Ông Nguyễn Khoa Đăng vô cùng thông minh, mưu trí khi dùng cách này để biết được bọc tiền của ai, bởi vì anh hàng dầu làm nghề bán dầu, múc dầu cho khách nên chắc chắn tay và cả người sẽ dính dầu, khi nhận những đồng tiền của khách và đem cất đi chắc chắn trong tiền cũng sẽ dính dầu. Bởi vậy khi thả tiền vào nước, thấy váng dầu nổi lên là sẽ xác định được đó là tiền của anh hàng dầu.
- Để lột được mặt nạ của kẻ giả mùa ông Nguyễn Khoa Đăng vừa cương quyết lại vừa thấu hiểu tâm lý của bọn phạm tội:
+ Ông phán rằng: Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết được người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
+ Để buộc hắn nhận tội ông sai lính đánh hắn, mới đánh đến roi thứ 3, tên mù đã phải mở cả hai mắt nhận tội giả mù, giả ăn mày
b)
- Để tiêu diệt bọn cướp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng biện pháp:
+ Công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo: Một bên sai người chế ra chiếc hòm gỗ để các võ sĩ có thể chui vào và tự bật mở ra khi cần.Một bên sai người tung tin có vị quan lớn mang rất nhiều của cải sắp đi quan nơi này để đánh vào lòng tham của bọn cướp.
+ Mưu kế của ông được tổ chức chu đáo, phối hợp trong ngoài: Bọn cướp mắc mưu khênh chỗ hòm có những võ sĩ về sào huyệt. Lúc này các võ sĩ mới bật nắp hòm và tiêu diệt bọn cướp, quân triều đình lúc này cũng cùng tới tác chiến.Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
- Ông đã sử dụng nguồn lực của bọn cướp để khai khẩn đất hoang vùng biên giới, vừa tạo việc làm để bọn cướp hoàn lương vừa phát triển vùng rừng núi thành những xóm làng sầm uất.
Bài tập cuối tuần 13
Chuyên đề 4. Phép chia hết, phép chia có dư
Tuần 12: Nhân một số thập phân với 10, 100,1000. Nhân một số thập phân với một số thập phân
Bài tập cuối tuần 29
Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 2