Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Thi đặt câu ghép
Tiếp nối nhau thi đặt nhanh, nhiều câu ghép nói về hoạt động hoặc đặc điểm của người, vật trong những tranh, ảnh sau:
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh rồi hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1:
Anh mặc áo, em cởi trần.
Anh quần trắng, em quần xanh
- Tranh 2:
Mẹ mặc áo hồng, con mặc áo xanh
Mẹ cõng con, con vui vẻ ở trên lưng mẹ.
- Tranh 3:
Chị quấn khăn, em đầu trần
Chị nhìn em âu yếm, em vui vẻ cười híp mí.
- Tranh 4:
Chú mèo có bộ lông trắng, gà con có bộ lông vàng.
Chú mèo tha thẩn quanh vườn, gà con chíp chíp chạy theo.
Câu 2
Phân tích cấu tạp của các câu ghép dưới đây (Viết vào phiếu học tập):
Phương pháp giải:
Em phân tích các vế câu rồi hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Chọn vế câu thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a) Tuy hạn hán kéo dài...
b) ... nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
(1) tuy trời đã sẩm tối
(2) mặc dù mặt trời rực rỡ đã lên
(3) nhưng người dân quê em rất lo lắng
(4) nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi
Phương pháp giải:
Em đọc các câu a, b rồi đọc các vế 1, 2, 3, 4 rồi lựa chọn cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi.
b) Tuy trời đã sẩm tối nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Câu 4
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mấu chuyện sau:
Chủ ngữ ở đâu?
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:
"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8".
Rồi cô hỏi:
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?
Hùng nhanh nhảu:
- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
(Phạm Hải Lê Châu)
Trình tự thực hiện:
a) Em viết câu ghép trong truyện vào vở
b) Khoanh tròn cặp quan hệ từ trong câu ghép
c) Tìm các vế câu, gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ.
Phương pháp giải:
Em thực hiện theo từng yêu cầu của bài tập
Lời giải chi tiết:
Câu ghép cần tìm là:
“Mặc dù tên cướp / rất hung hăng, gian xảo//
QHT CN VN
nhưng cuối cùng hắn / vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8.”
QHT CN VN
Câu 5
Em hãy viết bài văn kể chuyện theo một trong các đề bài sau:
(1) Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
(2) Kể lại một câu chuyện em thích nhất trong những truyện đã được học
(3) Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó
Phương pháp giải:
1/ Dàn bài cho đề 1:
A. Mở bài:
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
B. Thân bài:
a) Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
b) Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
c) Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
d) Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
e) Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
C. Kết bài:
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học quí giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
2/ Dàn bài cho bài thứ 2 + 3
A. Mở bài
Câu chuyện mà em muốn kể là câu chuyện nào? Giới thiệu về các nhân vật
B. Thân bài
Kể lại câu chuyện theo thứ tự:
- Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
- Diễn biến câu chuyện ra sao?
- Kết thúc câu chuyện như thế nào?
C. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
1/ Bài làm tham khảo cho đề 1
Chiều, tan học, tôi lại rảo bước trên con đường quen, nơi mà trước đây tôi và An – một người bạn thân thiết thuở nhỏ của tôi có bao nhiêu là kỉ niệm, vui có, buồn có. Nhưng có lẽ kỉ niệm về ngày An dạy tôi chạy xe đạp làm tôi nhớ mãi…
Ngày ấy, An sống cùng bà ngoại ở cạnh nhà tôi, bởi An là con gái nên chúng tôi cũng dễ dàng trở nên thân thiết với nhau. An là một cô bé rất đáng yêu, hay cười và hơn tôi rất nhiều điều khác. An có một làn da nâu với mái tóc ngắn so le khiến cô bé trở nên mạnh mẽ. Tôi yêu mến An ở sự mạnh mẽ – An chưa lần nào khóc!
Sáng nào cũng thế, An đều qua nhà tôi và rước tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe mà chỉ vì tôi không biết chạy xe đạp. Cứ như thế mà An chở tôi mấy năm liền. Cho đến những ngày cuối cấp 1, đó là ngày cuối tuần, tôi đứng trông mãi mà không thấy An đến. Thế là tôi bèn đi qua nhà An xem cô nàng có ngủ quên hay không. Đến nhà thì bà ngoại An bảo rằng An đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng rơ trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ lúc nhỏ tôi là cô bé được chìu chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng!!
Đến lớp, tôi tiến về An liền.
– An! Sao hồi sáng An không rước Chi? Để Chi đi bộ đau chân rồi nè!!
An vẫn điềm nhiên và nói với vẻ nghiêm khắc:
– Sau này An sẽ không chở Chi đi nữa đâu! Chi lớn rồi chứ còn bé gì đâu. Sáng mai An sẽ chỉ cho Chi chạy xe đạp!
An nói bấy nhiêu rồi đi ra ngoài, tôi cũng chả nói được điều gì. Sáng hôm sau, An bắt đầu tập cho tôi chạy xe. Tôi rất nhát nên khi leo lên xe, đạp được hai, ba vòng đã ngã. Cứ như thế, tôi không chịu được nữa, tôi bắt đầu khóc.
– Chi không tập nữa đâu, té đau lắm!!
– Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục. Nếu không sẽ thất bại mãi đấy.
Câu nói lúc này của An khiến tôi có thêm động lực, tôi bắt đầu luyện chạy xe đạp nhiều hơn… Va rồi tôi đã thành công. Hôm ấy tôi sang nhà An để khoe kết quả của mình. Thế nhưng, tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ba mẹ An đã rước An ra Hà Nội. Tôi như không tin vào sự thật nữa. Và đến bấy giờ tôi mới hiểu được câu nói của An " sẽ không chở Chi đi học nữa "… Tôi đứng lặng, nước mắt bỗng rơi.
Ngày hôm nay, tuy mỗi đứa đã mỗi nơi, nhưng tôi vẫn không sao quên được hình bóng của An. Tuy đó chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó sẽ mãi mãi là một kỉ niệm – một kinh nghiệm sống trong đời tôi: "Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục". Giờ này nơi đâu đó, chắc An cũng đang nghĩ về tôi.
2/ Bài viết tham khảo cho đề số 2
Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: "Rùa và Thỏ". Câu chuyện như sau:
Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:
- Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.
Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:
- Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?
Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:
- Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.
Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:
- Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.
Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.
Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ. Đồng thời phải luôn tôn trọng những người xung quanh mình, không nên có thái độ coi khinh thường đối với bất kì ai.
3/ Bài viết tham khảo cho đề số 3
Tôi tên là Sọ Dừa. Ngày hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện cuộc đời của mình.
Cha mẹ tôi là những người nông dân hiền lành và rất chăm chỉ làm việc, dù cuộc sống nghèo khó nhưng luôn sống vui vẻ với làng xóm. Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến hai người phiền lòng là dù đã tuổi cao nhưng chưa có một đứa con. Một hôm, mẹ tôi vào rừng lấy củi. Trời nắng to nên mẹ khát nước, nhìn thấy chiếc sọ dừa bên gốc cây có đựng nước mưa, mẹ đã uống dòng nước mát đó. Và rồi, tôi đã được đầu thai như thế. Cha mẹ rất vui mừng những ngày mang thai tôi. Ít lâu sau, cha qua đời và mẹ sinh ra tôi, không có chân tay và người tròn lông lốc như một quả dừa. Mẹ buồn lòng định vứt tôi đi, tôi bỗng lên tiếng: “Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp”. Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt mẹ và mẹ đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.
Khi tôi lớn lên và mẹ dần già yếu, tôi bèn xin với mẹ cho đến nhà phú ông chăn bò để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng rồi cũng đồng ý cho tôi làm việc. Hàng ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng để chăn, đến tối lại lăn sau lùa chúng về chuồng. Cả đàn bò đều béo tốt khiến phú ông mừng rỡ vô cùng.
Vào những ngày mùa bận rộn, khi người làm ra đồng làm việc, phú ông đã sai ba cô con gái lần lượt mang cơm ra cho tôi. Hai người chị gái rất kiêu kì và thường hắt hủi tôi, chỉ có cô út đối đãi với tôi rất tử tế. Đến hôm cô út mang cơm ra cho tôi, khi đó tôi đã cất tiếng sáo du dương cho đàn bò gặm cỏ. Cô đã ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi trong hình dạng mới: một chàng trai khỏe mạnh bình thường, khuôn mặt tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào. Khi biết cô đến, tôi bỗng trở lại hình dạng Sọ Dừa như cũ. Nhiều lần như vậy, cô biết tôi không phải người thường và yêu mến tôi. Chính tấm lòng nhân hậu của cô út cũng đã khiến tôi đem lòng yêu thương người con gái ấy.
Cuối mùa ở thuê năm đó, tôi về nhà và giục mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho tôi. Mẹ vô cùng sửng sốt nhưng thấy tôi năn nỉ, quyết tâm nên bà đã chiều lòng. Thấy mẹ tôi đến, phú ông đã mỉa mai và ra điều kiện thách cưới: “Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.” Nhìn mẹ lo âu, tôi đã động viên mẹ yên tâm để tôi lo lắng mọi việc.
Đến ngày cưới, tôi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và cô út bằng lòng lấy tôi. Cỗ bàn được bày biện linh đình. Lúc rước dâu, tôi đã hóa thân thành chàng trai khôi ngô tuấn tú bên người vợ xinh đẹp, hiền hậu của mình khiến mọi người đều ngạc nhiên và mừng rỡ.
Vợ chồng tôi đã sống bên nhau hạnh phúc. Tôi chăm chỉ ngày đêm miệt mài học tập và trong kì thi năm đó, tôi đỗ trạng nguyên. Triều đình cử tôi đi sứ. Trước lúc lên đường, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để phòng thân.
Ganh tị với những thứ vợ tôi có được, hai người chị vợ đã tìm cách hãm hại. Họ rủ vợ tôi chèo thuyền ra biển rồi đẩy nàng xuống dòng nước sâu. Nàng đã bị cá kình nuốt chửng nhưng may mắn khi cầm theo những đồ dùng tôi tặng mà thoát chết. Nàng cầm con dao mổ bụng cá, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng nàng.
Khi đi sứ trở về, tôi vô cùng tức giận khi biết tin vợ mất tích, Tôi bèn đi thuyền ra đảo thì nghe tiếng gà trống gáy to: "ò… ó… o... Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về."
Cho thuyền vào đảo thì biết đó chính là vợ tôi. Gặp lại nhau, chúng tôi mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, tôi mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy em mình thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ
Từ đó, vợ chồng tôi và mẹ sống hạnh phúc bên nhau. Sự biến mất hai người chị vợ không rõ tung tích khiến tôi cũng buồn nhưng đó là bài học cho những kẻ ích kỉ, tham lam và độc ác.
Chương 2. Số thập phân. Các phép tính với số thập phân
Bài tập cuối tuần 23
Tuần 1: Ôn tập về phân số. Phân số thập phân
Bài tập cuối tuần 33
Unit 18. What will the weather be like tomorrow?