VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2

B. Hoạt động thực hành - Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

Câu 1

Đọc thầm bài văn sau:

Cái áo của ba

           Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

            Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

            Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" "Mẹ tớ may đấy !" - Tôi hãnh diện trả lời.

            Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

            Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

Bạn đồng hành : bạn cùng đi đường.

Vén khéo : khéo léo, đảm đang.

Măng sét : của tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phẳng.

Câu 2

Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài Chiếc áo của ba, viết kết quả vào phiếu học tập:


 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại bài văn rồi hoàn thành bảng.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài Chiếc áo len của ba

Phương pháp giải:

So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. Từ ngữ thường dùng để so sánh là: như, tựa như, tựa, như là, là,...

Nhân hoá là dùng từ ngữ để gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài đó là:

- Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh, cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự... xắn tay áo lên gọn gàng như một chú bộ đội, mặc áo và có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.

- Hình ảnh nhân hoá: người bạn đồng hành quý báu, cái măng-sét ôm lấy cổ tay tôi.

Câu 4

Viết một câu có hình ảnh so sánh và một câu có hình ảnh nhân hoá mà em thích vào vở

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

- Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi.

- Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh.

Câu 5

Nói về hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em:

Phương pháp giải:

- Đó là đồ vật gì?

- Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng (hoặc công dụng)?

Lời giải chi tiết:

Đồ vật gần gũi với em đó là chiếc đồng hồ báo thức:

1. Miêu tả bao quát về chiếc đồng hồ

- Chiếc đồng hồ có hình tròn, dáng nhỏ nhắn, xinh xắn.

- Bao quanh là một màu xanh mát mắt và láng bóng

2. Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ

Chiếc đồng hồ gồm có bốn phần: tay cầm, vỏ ngoài, mặt đồng hồ và bộ phận máy móc phía bên trong

- Mặt đồng hồ

+Được che bởi một tấm kính

+Phía bên trong có kim ngắn, kim giờ, kim giây màu đen và kim báo thức màu vàng cùng với 12 con số

+Đồng hồ chạy miệt mài ngày đêm, âm thanh tích tắc nghe rất vui tai

- Vỏ ngoài

+Mặt đồng hồ được một lớp vỏ ngoài màu xanh lam bao quanh

+Trên đầu còn có hai chiếc chuông xanh nhỏ nhắn và vô cùng xinh xắn

+Ở giữa hai chiếc chuông nhỏ là chốt báo thức

- Tay cầm và chân

+Tay cầm là một vòng tròn cuốn cong.

+Vô cùng thuận tiện để có thể đem đi mọi nơi

+Phía cuối có hai chiếc chân nhỏ chìa ra để giữ cho đồng hồ đứng được

- Bộ phận máy móc bên trong

+Để chiếc đồng hồ có thể hoạt động thì bên trong còn có một bộ phận máy móc.

+Các nút điều kiển gồm có nút chỉnh thời gian, nút hẹn báo thức, nút chỉnh báo thức. Rất tiện lợi và dễ sử dụng

+Đồng hồ được chạy bằng pin

3. Tác dụng của đồng hồ

- Đồng hồ luôn nhắc nhở em đi học đúng giờ, thực hiện mọi việc theo kế hoạch

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng, không được lãng phí thời gian

Câu 6

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.

- Đọc cho các bạn trong nhóm nghe, bình chọn đoạn văn hay nhất của nhóm.

- Cả lớp cùng bình chọn đoạn văn hay nhất.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo: (Về công dụng của chiếc đồng hồ)

            Mọi bộ phận của chiếc đồng hồ đều vô cùng quan trọng, chúng góp sức để tạo nên một chiếc đồng hồ miệt mài báo thời gian là vật dụng vô cùng hữu ích cho con người. Đồng hồ chạy tích tắc luôn nhắc nhở em làm mọi thứ phải theo kế hoạch, từ ngày có nó em đã không còn để tình trạng đi học muộn xảy ra nữa. Mỗi lần nghĩ đến nó em lại càng tự nhủ phải biết quý trọng thời gian và không được lãng phí, để thời gian trôi qua một cách vô ích.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?

Chương bài liên quan

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved