VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1

B. Hoạt động thực hành - Bài 2B: Sắc màu Việt Nam

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

Câu 1

Dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 1C, em hãy viết một đoạn văn  tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy…)

Phương pháp giải:

- Câu mở đoạn: Giới thiệu cảnh vật vào buổi sáng (hoặc buổi trưa, buổi chiều). (Ví dụ: cảnh rừng vào buổi trưa, cảnh khu vườn vào lúc bình minh đang lên…)

- Các câu tiếp theo trong đoạn: Tả từng hình ảnh, chi tiết cụ thể của cảnh theo thời gian xác định, thể hiện sự quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…) ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng biện pháp so sánh, nhân hoá để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

Lời giải chi tiết:

Tả cảnh bình minh trên biển:

            Buổi sáng cảnh biển thật khiến người ta cảm thấy thư thái, thoải mái. Trời còn tờ mờ sáng em đã cùng với chị gái đi dạo bên bờ biển. Từ phía xa xa, mặt trời đã thức giấc, vén mình sau những đám mây để ban phát những tia nắng xuống thế gian. Từng chú chim từ phía đằng chân trời bắt đầu bay liệng thành đàn. Bầu trời dường như cũng cao, trong và xanh hơn. Mặt biển lúc này được những tia nắng chiếu xuống, long lanh, lấp lánh như được trải một lớp bạc. Một ngày mới đã chuẩn bị bắt đầu. Trên bờ biển đã xuất hiện một vài bóng người. Em cùng chị đang đi dạo dọc bờ biển, từng con sóng thi nhau xô vào bờ, bọt trắng xóa. Nghe trong gió có hương vị mặn mòi của biển, bỗng lại cảm thấy bình yên đến kì lạ.

Câu 2

Kể một câu chuyện em đã nghe hay đọc về một anh hùng hoặc danh nhân của nước ta.

Phương pháp giải:

a) Một số anh hùng, doanh nhân

- Các anh hùng dân tộc( những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Ngô quyền, Đinh Bộ Lĩnh,Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Quang Trung,Hồ Chí Minh,...

- Các anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu trong lịch sử: Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu,Lê Lai, Lê Lợi, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học....

- Các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hóa khoa học nổi tiếng: Tô Hiến Thành, Chu Văn AN, Lê Quý Đôn,Cao Bá Quát,...

b) Trình tự kể:

- Giới thiệu câu chuyện

+ Nêu tên câu chuyện

+ Nêu tên nhân vật

- Kể diễn biến câu chuyện

Lời giải chi tiết:

         Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề là: Thần Siêu luyện chữ mà tôi đọc được trên báo Thiếu niên Tiền phong. Chuyện kể như sau:

         Ở thế kỉ trước, có một đôi bạn học rất nổi tiếng, một người tên là Cao Bá Quát sức học như Thánh nên được người đời tôn là Thánh Quát. Một người nữa có tên là Nguyễn Văn Siêu, học giỏi lạ thường, gọi là Thần Siêu.

         Thần Siêu nổi tiếng thần đồng ngay từ thưở nhỏ. Những người hay chữ thời ấy thường muốn được tận mắt nhìn thấy đôi câu đối chữ Hán rất khó mà mới mười hai tuổi cậu đã nghĩ được và dán ở nơi cậu ngồi học. Đại ý:

                          Đạo học xưa nay không dường tắt
                          Nhà tranh vẫn xuất hiện người tài

        Suy nghĩ khác thường như thế, cậu miệt mài học tập và trở thành một người học rộng biết nhiều.

         Nhưng đến năm cậu đi thi, các vị giám khảo thích thú phát hiện được một bài làm rất xuất sắc. Thí sinh ấy xứng đáng đỗ đầu hàng cử nhân. Đáng tiếc là chữ viết của anh ta quá xấu nên bị đánh tuột xuống hàng thứ hai. Đó chính là Thần Siêu. Chữ xấu còn làm hại anh ta một phen nữa. Sau khi đỗ cử nhân, ông vào kinh đô thi tiến sĩ. Cũng lại vì chữ xấu mà ông chỉ đỗ ở hạng phó bảng mặc dầu bài của ông đáng được đỗ đầu khoa thi. Bởi vậy mới có câu chê giễu:

                         Thần đâu mà chữ xấu như ma
                         Lọ lem cho người chẳng ngó ra.

        Cái hại chữ xấu là như thế. Ông hiếu ra điều đó nên ngày đêm khố công luyện chữ. Cuối cùng cũng như Thánh Quát, Thần Siêu nổi tiếng văn hay chữ tốt. Ngày nay, ai có dịp di thăm Hồ Gươm, vào chơi đền Ngọc Sơn sẽ có dịp ngắm những hàng chữ đẹp của Thần Siêu còn lưu giữ lại nơi đây.

Câu 3

Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại nội dung chuyện.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tài năng và sự kiên trì của Thần Siêu, từ đó muốn khuyên răn con người ta bài học cần phải luôn luôn biết rèn luyện, kiên trì không chỉ nội hàm bên trong mà cả hình thức bên ngoài để trở thành một con người toàn diện.

Câu 4

Thi kể chuyện trước lớp

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved