Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau .
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
b) Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...).
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc
Phương pháp giải:
a) Mở bài:
- Người được em tả tên là gì, em quen hoặc biết từ khi nào?
- Người đó đã để lại cho em ấn tượng và tình cảm gì?
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình: Đặc điểm thứ nhất; thứ hai; thứ ba;…
Chú ý: Mỗi đặc điểm thường gắn với một bộ phận của ngoại hình như khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, trang phục,… Các đặc điểm được tả có thể là đường nét, màu sắc, nét hấp dẫn của bộ phận ngoại hình được tả. Nhiều khi, đặc điểm ngoại hình gợi ra tính tình của người được tả.
- Tả hoạt động: Hoạt động thứ nhất; thứ hai; thứ ba;…
Chú ý: Em có thể tả các hoạt động cụ thể của người được tả, ví dụ: Thầy, cô dạy học hoặc chăm sóc học sinh, khuyên bảo học sinh,… từ đó nói lên tính cách của người được tả. Em cũng có thể nêu nhận xét về tính cách của người được tả và sau mỗi nhận xét, nêu những hoạt động cụ thể làm dẫn chứng. Nên chọn lời văn miêu tả sao cho thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em.
c) Kết bài:
- Nêu ảnh hưởng tốt của người được tả đối với em, ví dụ: Cô giáo (thầy giáo) là tấm gương về lòng nhân hậu hoặc tấm gương về tinh thần học tập và làm việc tích cực để em noi theo.
- Tình cảm của em đối với người được tả, ví dụ: Em yêu quý, gắn bó với cô giáo (thầy giáo) ra sao, tự hào về cô giáo (thầy giáo) như thế nào,…
- Những suy nghĩ khác của em về người được tả, ví dụ: Em mong muốn sau này sẽ trở thành người như thầy cô mong đợi, hoặc mong ước thầy cô sẽ có nhiều học trò ngoan,…
Lời giải chi tiết:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
Dàn ý tả cô giáo
1) Mở bài:
Cô giáo Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Cô đã dạy em ở năm học lớp Bốn.
2) Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Cô đã bốn mươi tuổi.
- Dáng người cân đối, thường mặc những bộ quần áo sẫm màu.
- Làn da ngăm ngăm.
- Mái tóc điểm bạc.
- Khuôn mặt tròn phúc hậu, đã có những vết nhăn.
- Cặp mắt sâu mà sáng, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến.
- Khi cô mỉm cười, hàm răng trắng nõn lộ ra, ánh mắt dịu hiền khó tả.
- Đôi bàn tay xương xương, cô chấm bài nhanh thoăn thoắt.
b) Tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Giúp đỡ đồng nghiệp
- Tận tụy với nghề
- Tận tình dạy bảo trẻ thơ
- Mong chúng em học giỏi thành đạt.
3) Kết bài:
- Em luôn nhớ về cô
- Em luôn nhớ ơn cô đã dắt dìu em khôn lớn, nên người.
- Em ra sức học tập để xứng đáng với sự dạy bảo của cô.
b) Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ truờng dân phố, bà cụ bán hàng,...).
Dàn ý tả chú công an phường
1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: chú công an phường (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?).
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
- Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ...), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.
- Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.
- Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.
b. Tả hoạt động, tính cách:
- Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.
- Ghú hướng dẫn nhân dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.
- Chú vui vẻ hoà nhã với nhân dân, ân cần hướng dẫn nhân dân mọi thủ tục cần thiết.
- Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.
3. Kết luận:
Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc
Dàn ý tả bác sĩ
1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: (Gặp ở đâu? Tên gì? Làm nghề gì?) cô bác sĩ của đoàn y tế khám bệnh cho dân nghèo theo công tác từ thiện của Hội Chữ thập đỏ.
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
- Vóc dáng: gầy gầy, dong dỏng cao, nước da trắng hồng, nhanh nhẹn nhưng điềm đạm, từ tốn.
- Khuôn mặt: thon, hình trái xoan, mắt to và đẹp, miệng tươi, môi đỏ như son.
- Mái tóc: dài, búi gọn trong kẹp lưới thành một búi nhỏ xinh xắn. Đầu đội mũ trắng có huy hiệu của Hội Chữ thập đỏ.
- Phục sức: cô bác sĩ mặc áo choàng trắng, túi áo có thêu tên: Bác sĩ Phương. Cô mặc quần dài cũng màu trắng, Khi tiếp xúc với bệnh nhân cô mang khẩu trang y tế màu xanh, chỉ để lộ đôi mắt đẹp với hàng mi cong, thanh tú.
b. Tả hoạt động:
- Bác sĩ khám sức khoẻ cho dân nghèo: dùng ống nghe để nghe mạch tim, phổi. Cô vạch nhẹ mi mắt của bệnh nhân, hỏi han tận tình mới đọc tên thuốc cho cô y tá phụ việc ghi. Bệnh nhân cầm phiếu đi nhận thuốc ở quầy thuốc ở trạm xá.
- Bác sĩ làm việc liên tục nhưng vẫn hoà nhã, ân cần với nhân dân, dịu dàng với đồng sự và y tá phụ việc.
c. Ấn tượng với em:
- Bác sĩ rất trẻ, dịu dàng đáng mến.
- Bác sĩ từ tốn, nghiêm nghị nhưng thực lòng yêu thương dân nghèo.
- Bác sĩ không ngại việc khó, tận tình lau rửa vết thương cho em bé mười tuổi và phát thuốc.
3. Kết luận:
- Nêu tình cảm của em đối với người mới gặp: cảm phục khả năng làm việc nhanh chóng, kĩ lưỡng của bác sĩ, em có tình cảm mến mộ trước cô bác sĩ khả ái, duyên dáng, từ tâm.
- Ước mơ khi lớn lên em cũng học ngành Y để cống hiến sức mình cho Tổ quốc.
Câu 2
Dựa theo dàn ý đã lập, trình bày miệng (trong nhóm, trước lớp) một đoạn trong bài (đoạn mở bài, đoạn kết bài, hoặc một đoạn của thân bài)
Lời giải chi tiết:
Đoạn mở bài cho đề tả cô giáo:
“Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”
Giọng đọc trầm ấm, truyền cảm của cô Dung ngày hôm ấy khi dạy bài tập đọc Sang năm con lên bảy lại thi thoảng lại vang lên trong tâm trí em. Cô Dung là cô giáo dạy em môn Tiếng Việt từ hồi lớp 4 cho tới bây giờ. Mỗi một bài giảng của cô đều khiến chúng em hiểu bài một cách sâu sắc và thêm yêu văn chương. Ở trường cô là người mà em vô cùng yêu quý, là người mẹ thứ hai của em.
Câu 3
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
Gợi ý:
a) Nội dung :
- Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).
- Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội, ví dụ : Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).
b) Tìm câu chuyện ở đâu ?
- Câu chuyện em nghe người thân kể.
- Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đình của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.
c) Cách kể chuyện:
- Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ở cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).
- Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bài.
- Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Bài làm tham khảo:
Chắc hẳn chúng ta đều đã từng được nghe câu chuyện “Người mẹ hiền”. Đó là câu chuyện mà chúng ta đã được học trong chương trình Tiếng việt lớp 2, tập một. Câu chuyện kể về hai cậu học sinh Minh và Nam trốn học đi chơi và lòng vị tha, nhân hậu của cô giáo. Câu chuyện như sau:
Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam:
- Ngoài phố có gáng xiếc, tụi mình đi xem đi.
Nghe vậy, Nam không ngăn nổi sự tò mò
- Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được?
Minh bảo:
- Tôi biết có một chỗ tường thủng.
Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra, Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, chặt hai chân em.
Cậu nào đây, trốn học hả. Nam vùng vẫy bác càng nắm chặt cổ chân Nam hơn. Sợ quá Nam khóc toáng lên.
Bỗng có tiếng cô giáo:
- Bác nhẹ tay, kẻo cháu đau, cháu này là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy, cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào nghiệm giọng hỏi:
- Từ nay, các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ! Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy được sự bao dung, yêu thương và đầy lòng vị tha của cô giáo. Không những cô không mắng nhiếc mà còn lo lắng quan tâm cho Nam và Minh. Cô xứng đáng như một người mẹ hiền giống như tựa đề của câu chuyện vậy.
Câu 4
Thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.
- Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa cùa câu chuyện hay nhất.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Ý nghĩa của câu chuyện trên:
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy được sự bao dung, yêu thương và đầy lòng vị tha của cô giáo. Không những cô không mắng nhiếc mà còn lo lắng quan tâm cho Nam và Minh. Cô xứng đáng như một người mẹ hiền giống như tựa đề của câu chuyện vậy.
Chủ đề 5 : Em học nhạc
Tuần 23: Xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối,mét khối. Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 5
Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 2
Bài tập cuối tuần 35