Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở bài Một chuyên gia máy xúc (từ Qua khung cửa kính đến những nét giản dị, thân mật)
b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi
Lời giải chi tiết:
(Em chủ động hoàn thành bài tập này)
Qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc tới tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút ban đầu những nét giản dị, thân mật.
Câu 2
a) Viết vào vở những tiếng có uô hoặc ua trong bài văn dưới đây:
Anh hùng Núp tại Cu-ba
Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô, Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
Theo Nguyễn Khắc Trường
b) Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng có uô và ua
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Những tiếng có uô hoặc ua trong bài văn đó là:
ua: múa, của
uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn
b) Cách ghi dấu thanh ở các tiếng có uô và ua
- Trong tiếng có chứa ua (tiếng không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u.
VD: múa, của, lụa,….
- Trong tiếng có chứa uô (tiếng có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô
VD: cuốc, muốn, muội, muỗi,…
Câu 3
Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây rồi viết vào vở.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ rồi điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hoà bình
a) Trạng thái bình thản
b) Trạng thái không có chiến tranh
c) Trạng thái hiền hoà, yên ả
Phương pháp giải:
Em lý giải từ hòa bình rồi xét xem các câu đưa ra đã nêu đúng nghĩa của từ hòa bình hay chưa?
Lời giải chi tiết:
Câu nêu đúng nghĩa của từ hòa bình là trạng thái không có chiến tranh.
Hai ý còn lại đều không đúng vì:
- Trạng thái bình thản: Không biểu lộ cảm xúc. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người, không thể dùng nó để nói về tình hình đất nước hay thế giới.
- Trạng thái hiền hòa, yên ả: yên ả là trạng thái của cảnh vật; hiền hòa là trạng thái của cảnh vật hay tính nết con người
Câu 5
Tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình
- Nhóm trưởng nhận bộ thẻ từ.
- Cả nhóm tìm các thẻ có chứa từ đồng nghĩa với từ hoà bình
- Nhóm nào tìm đúng, đủ và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
Phương pháp giải:
Hoà bình: là trạng thái không có chiến tranh.
Em lý giải các từ đã cho xem có từ nào đồng nghĩa với từ hòa bình hay không?
Ví dụ: thanh thản là tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ => không đồng nghĩ với từ hòa bình
Thái bình là yên ổn, không có chiến tranh, loạn lạc => Đồng nghĩa với từ hòa bình
Lời giải chi tiết:
Những từ không đồng nghĩa với từ hoà bình là những từ bị gạch chéo, phần còn lại chính là những từ đồng nghĩa với từ hoà bình cần tìm:
Câu 6
Mỗi em đặt một câu có từ đồng nghĩa với từ hoà bình
Phương pháp giải:
Em đặt câu với các từ bình yên, thanh bình, thái bình
Lời giải chi tiết:
- Đó là một miền quê thanh bình và yên tĩnh.
- Đất nước thái bình, người dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Cuộc sống ở đó rất bình yên.
Câu 7
Viết đoạn văn (từ 2 đến 3 câu) miêu tả cảnh thanh bình của bức tranh làng quê dưới đây.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh để tìm những cảnh vật trong bức tranh rồi viết lại thành đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Bức tranh vẽ lại khung cảnh thanh bình ở một làng quê. Dòng sông trong xanh uốn lượn hiền hoà. Những cánh đồng lúa chín đã vào vụ thu hoạch. Từng chú trâu thung thăng gặm cỏ. Cây đa cổ thụ đầu làng bóng rợp mát cả một vùng. Từng người dân quê đang chăm chú lao động trước khi một ngày kết thúc. Khung cảnh ở những làng quê Việt Nam là như vậy đó, yên ả và bình yên.
CHƯƠNG IV: SỐ ĐO THỜI GIAN, CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU
Unit 8: What Are You Reading?
Bài 9: Em yêu quê hương
Bài 5: Tình bạn
Tuần 14: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Chia một số thập phân cho một số thập phân