Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Nhớ lại số sách báo em có và thống kê theo các loại sau:
a) Sách học các môn học ở trường
b) Sách truyện thiếu nhi
c) Các loại sách khác
Phương pháp giải:
Em kiểm tra, thống kê lại số sách mình có.
Lời giải chi tiết:
a) Sách học các môn học ở trường: 20 quyển
b) Sách truyện thiếu nhi: 18 quyển
c) Các loại sách khác: 20 quyển
Câu 2
Thống kê số buổi nghỉ học của các bạn trong tổ theo mẫu
- Từng em nhớ lại và báo cáo với tổ trưởng số buổi nghỉ học từ tuần 1 đến tuần 4 của mình.
- Tổ trưởng ghi số buổi nghỉ học của các thành viên trong tổ vào bảng thông kê dưới đây:
Bảng thống kê số buổi nghỉ học của tổ …
- Đại diện các tổ trình bày bản thống kê của tổ mình trước lớp.
Phương pháp giải:
Em hoàn thành theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Chuẩn bị
1) Tìm câu chuyện (đã nghe, đã đọc) ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh
2) Kể lại câu chuyện đó
Phương pháp giải:
1)
a) Những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược (như truyện Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ em vừa học ở bài 4A)
b) Những câu chuyện về ước vọng hoà binh (như truyện Những con sếu bằng giấy em được học ở bài 4B)
c) Những câu chuyện về cuộc sống yên vui, hạnh phúc trong hoà bình.
d) Những câu chuyện về ý thức cảnh giác, những hoạt động đấu tranh bảo vệ cuộc sống hoà bình..
e) Những câu chuyện về truyền thống yêu chuộng hoà bình, giữ quan hệ tốt với các nước láng giềng của dân tộc ta.
2) Cách kể chuyện:
a) Giới thiệu câu chuyện (đọc ở đâu hoặc nghe ai kể, tên câu chuyện là gì, câu chuyện nói về ai, về việc gì,…)
b) Kể câu chuyện theo diễn biến các sự việc (nên tập trung vào những tình tiết thể hiện ước vọng hoà bình, tinh thần chống chiến tranh)
c) Nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện tham khảo
Từ xưa tới nay, nền hòa bình luôn là vấn đề thiết yếu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé thơ ngây, yêu chuộng hòa bình. Câu chuyện mang tên “Những con sếu bằng giấy”.
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.
Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của em. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.
Câu 4
Kể chuyện trong nhóm
a) Mỗi em kể câu chuyện mình đã chọn và nêu điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện.
b) Nhận xét bạn kể (về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện)
Lời giải chi tiết:
(Em chủ động hoàn thành bài tập này)
Câu 5
Thi kể chuyện trước lớp
- Đại diện một, hai nhóm kể chuyện trước lớp.
- Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện tiêu biểu nhất.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại nội dung câu chuyện để xác định ý nghĩa
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa câu chuyện “Những con sếu bằng giấy”:
- Tố cáo chiến tranh.
- Nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của Xa-xa-cô và tất cả trẻ em toàn thế giới.
Bài tập cuối tuần 29
Bài tập cuối tuần 7
Chuyên đề 5. Phân số
Bài 3: Có chí thì nên
Chủ đề 4 : Đến với thế giới Logo