Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Trò chơi: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
Cách chơi:
- Bạn A: Nêu một từ nhiều nghĩa và chỉ định bạn B trong nhóm đặt ít nhất hai câu với từ đó để thể hiện nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Bạn B: Sau khi hoàn thành yêu cầu của bạn A đưa ra, được quyền nêu một từ nhiều nghĩa khác và mời bạn C tiếp tục thực hiện...
Phương pháp giải:
Từ | Đặt câu | Nghĩa |
Nằm | - Em bé nằm ngủ trong nôi. | Nghĩa gốc |
- Thửa ruộng nằm chân đồi. | Nghĩa chuyển |
Lời giải chi tiết:
Từ | Đặt câu | Nghĩa |
Đi | - Bố tôi vội vàng đi ra bến xe để đón ông nội. | Nghĩa gốc |
- Trời trở lạnh, mẹ nhắc tôi đi tất cho đỡ lạnh. | Nghĩa chuyển | |
Đánh | - Cô giác nhắc nhở cả lớp rằng: Bạn bè không được đánh nhau. | Nghĩa gốc |
- Anh ấy đánh trống cực kì hay. | Nghĩa chuyển | |
Mũ | - Chiếc mũi thanh tú là nét đẹp trời ban cho cô ấy. | Nghĩa gốc |
- Mỗi lần ra biển tôi đều thích ngồi ở mũi thuyền. | Nghĩa chuyển |
Câu 2
Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ xuân trong mỗi câu ở cột A và viết kết quả vào vở:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp để lựa chọn.
Lời giải chi tiết:
- Từ xuân mang nghĩa gốc, chỉ mùa xuân, mùa khởi đầu trong 4 mùa xuân, hạ, thu,đông:
Mùa xuân (1) là Tết trồng cây
- Từ xuân mang nghĩa chuyển, chỉ sự trẻ trung, tươi đẹp:
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
- Từ xuân mang nghĩa chuyển, chỉ năm là trong câu:
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân(3) , thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
Vậy nên ta ghép nối như sau:
xuân (1) – a
xuân(2) – c
xuân(3) – b
Câu 3
Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây và đánh dấu kết quả vào bảng:
Từ | Nghĩa | Xác định | |
Nghĩa gốc | Nghĩa chuyển | ||
Cao | - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. |
|
|
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. |
|
| |
Nặng | - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. |
|
|
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. |
|
| |
Ngọt | - Có vị như vị của đường, mật. |
|
|
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. |
|
| |
- (Âm thanh) nghe êm tai. |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp rồi đánh dấu trường hợp nào là nghĩa gốc, trường hợp nào là nghĩa chuyển.
Lời giải chi tiết:
Từ | Nghĩa | Xác định | |
Nghĩa gốc | Nghĩa chuyển | ||
Cao | - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. | x |
|
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. |
| x | |
Nặng | - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. | x |
|
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. |
| x | |
Ngọt | - Có vị như vị của đường, mật. | x |
|
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. |
| x | |
- (Âm thanh) nghe êm tai. |
| x |
Câu 4
Đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên.
Đối chiếu kết quả với bạn bên cạnh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ nghĩa để đặt câu sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Từ | Nghĩa | Đặt câu |
Cao | - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. | - Bơi lội có thể giúp phát triển chiều cao. |
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. | - Năm nay sản lượng lúa cao hơn so với năm trước. | |
Nặng | - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. | - Tuy mới học lớp 5 mà Long đã nặng 30 kg rồi. |
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. | - Lãi suất ngân hàng cho vay nặng hơn lãi suất vay ở bên ngoài. | |
Ngọt | - Có vị như vị của đường, mật. | - Bát chè này rất ngọt. |
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. | - Giọng nói của Lan rất ngọt ngào. | |
- (Âm thanh) nghe êm tai. | - Tiếng đàn ngọt ngào vang khắp không gian. |
Câu 5
Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy trao đổi nhóm để cho biết:
- Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?
- Cách viết mỗi kiểu mở bài như thế nào?
a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ. b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường em gắn bó suốt những năm tháng học trò. |
Các nhóm báo cáo kết quả với thầy cô.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại mở bài trực tiếp và gián tiếp là như thế nào để xác định đúng trong bài
- Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả)
- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
Lời giải chi tiết:
Trong hai đoạn mở bài trên, ta thấy:
- Đoạn a : Mở bài trực tiếp
- Đoạn b : Mở bài gián tiếp
Cách viết mở bài của mỗi kiểu:
- Đoạn a: giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
- Đoạn b: Kể về những kỉ niệm gắn bó thời thơ ấu đối với cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường sẽ tả.
Câu 6
Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
a. Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em. b. Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp. |
Các nhóm báo cáo kết quả với thầy cô
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về hai kiểu kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng để hoàn thiện bài tập
- Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm.
- Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.
- Khác nhau
+Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh
+Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
Câu 7
Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương:
Phương pháp giải:
- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
- Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
Lời giải chi tiết:
- Mở bài gián tiếp:
Tuyết rơi trắng xóa và cái lạnh rùng mình ở Sa Pa. Đất, trời, nắng, gió và khí hậu ôn hòa ở Đà Nẵng. Hoa, cỏ, mây, trời, chim muông, sông suối ở Đà Lạt,…. Mỗi một địa danh, mỗi một khung cảnh mà em đặt chân tới đều khiến em ấn tượng và mang trong mình những cảm giác yêu thích nhất định. Nhưng càng đi xa và càng đi nhiều nơi mới càng làm em hiểu rằng, chẳng nơi đâu mang cảnh sắc tươi đẹp và khiến em khó có thể quên được giống như phong cảnh ở quê hương em.
- Kết bài mở rộng:
Em rất yêu quý làng mạc quê hương em. Khung cảnh và con người nơi đây đã ăn sâu vào máu thịt em, gần gũi và cần thiết giống như hơi thở. Em nhất định sẽ học tập thật tốt để mai sau trở thành người có ích, có thể đem sức lực nhỏ bé của mình khiến cho quê hương thêm giàu đẹp hơn.
Câu 8
Đọc đoạn mở bài và kết bài của em trước lớp
Lời giải chi tiết:
(Em chủ động hoàn thành bài tập)
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 – 1975)
Bài 9: Em yêu quê hương
Tuần 21: Luyện tập về tính diện tích. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Chuyên đề 9. Các bài toán vui và toán cổ
Bài tập cuối tuần 15