Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó)
Phương pháp giải:
Em lựa chọn một người thân trong gia đình mà em muốn tả. Quan sát để tìm ra những nét nổi bật trong ngoại hình, tính tính và hoạt động của người đó rồi sắp xếp thành một trật tự hợp lí.
Lời giải chi tiết:
MB: Trong gia đình, thân thiết và gần gũi với em nhất là mẹ của em
TB:
- Tả ngoại hình:
+Mẹ có dáng người hơi đậm, khỏe mạnh.
+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt thường được mẹ búi gọn gàng về phía sau
+Mẹ lúc nào cũng ăn mặc vô cùng gọn gàng, giản dị.
+Đôi mắt của mẹ màu nâu thu hút, mỗi lần nhìn vào đôi mắt mẹ em dường như có thể biết được mẹ đang vui hay đang buồn
+Đôi bàn tay mẹ thô ráp, nhăn nheo vì vất vả nuôi nấng và chăm sóc chúng em
- Tả tính tình
+Sở thích, thói quen hằng ngày của mẹ
Mẹ thích làm việc nhà, thích nấu ăn, thích tỉ mẩn làm những món đồ nhỏ cho chúng em
Lúc rảnh rỗi mẹ chăm sóc vườn rau cải thiện bữa ăn cho chúng em
KB:
- Tình cảm của em với mẹ
- Em sẽ làm gì để mẹ vui lòng
Câu 2
Kể cho các bạn nghe một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe có nội dung bảo vệ môi trường.
Phương pháp giải:
1) Các yếu tố tạo nên môi trường là không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,…
2) Em có thể kể những truyện đã học về bảo vệ cây cối, loài vật, chống thiên tai để hiểu nội dung bảo vệ môi trường. Ví dụ: Chim sơn ca và bông cúc trắng (Hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 2), Chiếc rễ đa tròn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập 2); Người đi săn và con vượn, Cóc kiện trời (Hướng dẫn học Tiếng Việt 3, tập hai)….
3) Các bước chính cần thực hiện khi kể chuyện:
- Mở đầu: Giới thiệu tên truyện.
- Kể lại lần lượt trình tự các sự kiện, các hành động của nhân vật trong truyện – chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (Câu chuyện giúp em nhận thức được điều gì về bảo vệ môi trường?)
Lời giải chi tiết:
Khi còn nhỏ mình đã được đọc một câu chuyện có tên “Người đi săn và con vượn” đoạn kết của câu chuyện khiến mình cứ nhớ mãi cho tới tận bây giờ. Mình kể lại cho mọi người cùng nghe nhé:
Rừng cây rậm rạp và lối mòn rất khó đi, nhưng người đi săn đã quá quen thuộc địa hình nơi này nên chẳng có gì làm khó được ông cả. Vừa bước đi ông vừa nghĩ: với tài săn bắn của mình thì lần này thế nào cũng có một vài con thú hoang bị mình hạ gục.
Người đi săn đang bước tới bỗng dừng lại vì nhìn thấy trên tảng đá phía trước có một con vượn mẹ đang ngồi bồng cho con bú. Thấy con mồi ngay trước mắt, ông ta hân hoan, núp mình vào một cái cây to rồi lắp mũi tên vào cung và ngắm bắn. Phựt ! Mũi tên lao vút đi trúng vào vượn mẹ làm máu rỉ ra đỏ loang cả ngực.
Vượn mẹ giật mình, nó hết nhìn mũi tên lại nhìn thẳng vào tôi bằng con mắt căm giận. Nó cúi xuống đặt con vào một đám lá khô rồi vắt sữa vào một chiếc lá to để vào miệng con. Sau đó, nó đứng lên giật phắt mũi tên ra, hét to lên một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết.
Chứng kiến cái chết thương tâm đó, người đi săn vô cùng ân hận. Hai giọt nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mặt ông. Lúc này, ông đưa ra một quyết định quan trọng rằng sẽ bỏ nghề thợ săn độc ác này. Ông khẽ cắn môi, bẻ gãy cung tên như một lời hứa cho riêng mình.
Hình ảnh vượn mẹ vắt sữa vào chiếc lá to rồi để vào miệng cho vượn con. Sau đó nó đứng dậy giật phắt mũi tên rồi hét một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết vẫn luôn ám ảnh em. Chỉ vì một chút lòng tham lam ích kỉ của con người mà đã khiến cho biết bao loài vật rơi vào cảnh chết chóc, bi thương. Muông thú và cỏ cây là bạn của chúng ta, xin đừng làm hại chúng, hãy bảo vệ chúng nhé các bạn của tôi.
Câu 3
Đại diện nhóm thi kể chuyện
Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất: câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa; lời kể lưu loát, giọng kể và cử chỉ linh hoạt, phù hợp với nội dung câu chuyện.
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
Tuần 31: Ôn tập về: Phép trừ, phép nhân, phép chia
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
VBT TOÁN 5 - TẬP 2
Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt - Tập 1