Câu 1
Câu 1
Trong học tập, bạn Ái quen thói không chịu tìm hiểu thấu đáo bài học, gặp bài làm hơi khó thường lười suy nghĩ, hay hỏi người khác, trong lớp thường ít phát biểu ý kiến, hay nói theo các bạn khác, hay chép bài làm của các bạn.
Gợi ý: Em có ý kiến gì về thái độ và cách học tập của bạn Ái ?
Lời giải chi tiết:
Thái độ học tập của Ái là sai lầm, có nhiều thiếu sót, chưa tự lập. Bạn lười suy nghĩ, thụ động lười trình bày, lười phát biểu xây dựng bài, ngại trình bày ý kiến thì rất khó học hành tiến bộ.
Câu 2
Câu 2
Bạn Bình và Minh đều là học sinh giỏi của lớp. Bạn Bình thường chủ động, tự lực trong học tập, nêu được ý kiến riêng của mình trong thảo luận, đồng thời, biết nghe ý kiến của các bạn khác để làm phong phú thêm tri thức và biết rõ được chỗ sai, đúng của mình. Bạn Minh cũng chủ động học tập, suy nghĩ nhưng do quá tự tin cho nên hay xem thường ỷ kiến cua các bạn khác.
Gợi ý : Theo em, Bình và Minh, ai có tinh thần tự lập trong học tập hơn ? Vì sao ?
Lời giải chi tiết:
Theo em, Bình có tinh thần tự lập hơn. Vì Minh cũng có tinh thần chủ động học tập nhưng không nghe ý kiến góp ý của người khác, bảo thủ. Còn Bình vừa có tinh thần chủ động hoc tập, vừa khiêm tốn biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác để học hỏi và sửa chữa, vừa có chí tiến thủ và hoàn thiện bản thân.
Câu 3
Câu 3
Tranh luận về học sinh nghèo vượt khó, có 3 ý kiến :
- Đó là người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.
- Vì họ quá khó khăn nên vươn lên học giỏi để sau này đỡ khổ.
- Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Gợi ý: Em tán thành ý kiến nào ? Tại sao ?
Lời giải chi tiết:
Em tán thành với ý kiến “Đó là người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn thử thách của cuộc sống”. Vì họ dù nghèo nhưng vẫn không đầu hàng, không tự ti về bản thân, biết tự lập học tập rèn luyện, có chí tiến thủ trong cuộc sống, luôn kiên trì, dám đương đầu với mọi thử thách, và đó chính là đó là bản chất của học sinh nghèo vượt khó.
Câu 4
Câu 4
Có người cho rằng những người có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn dễ có tinh thần tự lập hơn.
Gợi ý: Có đúng như vậy không ? Có thể rút ra kết luận gì ?
Lời giải chi tiết:
Em không đồng ý với ý kiến trên. Mỗi người đều phải rèn cho mình tính tự lập trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì dù nghèo hay giàu mà không có ý chí, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì không thể tự lập được.
Câu 5
Câu 5
“Sinh ra từ một gia đình tá điền, đông con, nghèo đói, mới 7 tuổi Ôsin đã tự nguyện đi ở cho nhà giàu, hết ở với chủ xưởng mộc lại đến ở với chủ cửa hàng bán thóc gạo để kiếm cơm ăn và có thêm được mấy bịch thóc giúp đỡ cha mẹ và bà nội đang túng thiếu cơ cực.
Vừa giữ con cho chủ nhà, Ôsin vừa lân la đến trường tiểu học, tha thiết được học tập. Hiểu được ước mong của Ôsin, ông giáo đã thuyết phục nhà chủ cho Ôsin đi học, cho Ôsin giấy bút, trải cho Ôsin chiếc chiếu, ở cuối lớp để Ôsin vừa học, vừa trông nom con nhà chủ. Làm việc suốt ngày đêm, hễ có chút thời gian rỗi thì Ôsin đọc sách. Một lần, Ôsin lấy sách của con nhà chủ để học, do quên xin phép nên bị mắng là ăn cắp sách. Ôsin đã biết chữ để viết thư về thăm mẹ và bước đầu tạo cho mình cơ sở tối thiểu để lập thân sau này.
... 13 tuổi, Ôsin đến xin ở cho một hiệu làm đầu với quyết tâm sẽ học nghề làm đầu để tự lập sinh sống. Tuy đã thừa người giúp việc, nhưng thấy Ôsin tha thiết, xin được làm người ở, bà chủ đã nhận Ôsin vào giúp việc ở cửa hiệu của mình. Với thái độ lao động nghiêm túc, cách cư xử lễ độ, Ôsin được bà chủ và mọi người trong cửa hiệu làm đầu thương yêu và chỉ hơn một năm sau, Ôsin bắt đầu học được nghề. Chăm học, thông minh và sáng tạo, Ôsin đã sớm có tay nghề vững vàng, tự lực sinh sống và còn có tiền gửi về giúp cha mẹ làm nhà.
Cuộc đời của Ôsin đã gặp không ít gian truân. Nhờ có chí tự lập từ nhỏ, Ôsin đã vượt qua nhiều khó khăn, về sau, Ôsin vẫn nhớ những ngày gian khổ của bản thân và vẫn luôn giữ vững lòng nhân đạo cao cả của minh.”
Theo phim truyện Ôsin của Nhật Bản
Gợi ý : Em học tập những gì về tinh thần, ý chí tự lập của Ôsin (trong học tập, lao động, chuẩn bị nghề nghiệp...) ?
Lời giải chi tiết:
Ôsin luôn có tinh thần vượt khó vươn lên trong mọi hoàn cảnh mọi khó khăn cả trong học tập, lao động và nghề nghiệp. Dù hoàn cảnh thiếu thốn nhưng vẫn không nản vẫn có ý chí quyết tâm đi học lấy kiến thức để hoản thiện mình, vẫn đi làm kiếm tiền sinh sống và giúp đỡ cha mẹ. Đó là những điều chúng ta học được từ tinh thần, ý chí của Ôsin.
Bài 32
Unit 4: Ethnic groups of Viet Nam
Unit 9. Life on other planets
Unit 11: Science and technology
Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8