Bài 35. Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Bài 31. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Bài tập cuối chương IX
Bài 32. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Luyện tập chung trang 70
Luyện tập chung trang 82
Bài 33. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bài 34. Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
1. Nhân đơn thức với đa thức
HĐ 1
Hãy nhắc lại cách nhân hai đơn thức và tính (12x3).(-5x2)
Phương pháp giải:
Muốn nhân 2 đơn thức, ta nhân hai hệ số với nhau và nhân hai lũy thừa của biến với nhau
Lời giải chi tiết:
+ Cách nhân 2 đơn thức: Muốn nhân 2 đơn thức, ta nhân hai hệ số với nhau và nhân hai lũy thừa của biến với nhau.
+ Ta có:
(12x3).(-5x2) = 12. (-5). (x3 . x2) = -60 . x5
HĐ 2
Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, hãy tìm tích 2x.(3x2 – 8x + 1) bằng cách nhân 2x với từng hạng tử của đa thức 3x2 – 8x +1 rồi cộng các tích tìm được
Phương pháp giải:
+ Bước 1: Tìm các hạng tử của đa thức 3x2 – 8x +1
+ Bước 2 : Nhân 2x với từng hạng tử trên
+ Bước 3: Cộng các tích vừa tìm được
Chú ý: a.( b+c+d) = a.b + a.c + a.d
Lời giải chi tiết:
Đa thức 3x2 – 8x +1 có các hạng tử là: 3x2 ; -8x ; 1
Ta có: 2x . 3x2 = (2.3). (x.x2) = 6x3
2x. (-8x) = [2.(-8) ]. (x.x) = -16x2
2x. 1 = 2x
Vậy 2x.(3x2 – 8x + 1) = 6x3 -16x2 + 2x
Luyện tập 1
Tính: (-2x2) . (3x – 4x3 + 7 – x2)
Phương pháp giải:
+ Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Lời giải chi tiết:
Ta có: (-2x2) . (3x – 4x3 + 7 – x2)
= (-2x2) . 3x + (-2x2) . (-4x3) + (-2x2) . 7 + (-2x2) . (-x2)
= [(-2).3] . (x2 . x) + [(-2).(-4)] . (x3 . x2) + [(-2).7] . x2 + [(-2).(-1)] . (x2 . x2)
= -6x3 + 8x5 + (-14)x2 + 2x4
= 8x5 +2x4 -6x3 – 14x2
Vận dụng 1
a) Rút gọn biểu thức P(x) = 7x2 . (x2 – 5x + 2 ) – 5x .(x3 – 7x2 + 3x).
b) Tính giá trị biểu thức P(x) khi x = \( - \dfrac{1}{2}\)
Phương pháp giải:
a) Bước 1: Nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Bước 2: Trừ 2 đa thức thu được
b) Thay x = \( - \dfrac{1}{2}\) vào P(x)
Lời giải chi tiết:
a) P(x) = 7x2 . (x2 – 5x + 2 ) – 5x .(x3 – 7x2 + 3x)
= 7x2 . x2 + 7x2 . (-5x) + 7x2 . 2 – [5x. x3 + 5x . (-7x2) + 5x . 3x]
= 7. (x2 . x2) + [7.(-5)] . (x2 . x) + (7.2).x2 – {5. (x.x3) + [5.(-7)]. (x.x2) + (5.3).(x.x)}
= 7x4 + (-35). x3 + 14x2 – [ 5x4 + (-35)x3 + 15x2 ]
= 7x4 + (-35). x3 + 14x2 - 5x4 + 35x3 - 15x2
= (7x4 – 5x4) + [(-35). x3 + 35x3 ] + (14x2 - 15x2 )
= 2x4 + 0 - x2
= 2x4 – x2
b) Thay x = \( - \dfrac{1}{2}\) vào P(x), ta được:
P(\( - \dfrac{1}{2}\)) = 2. (\( - \dfrac{1}{2}\))4 – (\( - \dfrac{1}{2}\))2 \))
\(\begin{array}{l} = 2.\dfrac{1}{{16}} - \dfrac{1}{4} \\ = \dfrac{1}{8} - \dfrac{{2}}{8} \\ = \dfrac{-1}{8} \end{array}\)
Thử thách nhỏ
Rút gọn biểu thức x3(x+2) – x(x3 + 23) – 2x(x2 – 22)
Phương pháp giải:
Bước 1: Nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Bước 2: Trừ các đa thức thu được
Lời giải chi tiết:
Ta có:
x3(x+2) – x(x3 + 23) – 2x(x2 – 22)
= x3 . x + x3 . 2 – (x . x3 + x . 23) – ( 2x . x2 – 2x . 22)
= x4 + 2x3 – (x4 + 8x ) – (2x3 – 8x)
= x4 + 2x3 – x4 – 8x – 2x3 + 8x
= (x4 – x4) + (2x3 – 2x3) + (-8x + 8x)
= 0
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Writing
Unit 6. Education
Tác giả - tác phẩm Kết nối tri thức
Bài 2
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7