Bài tập cuối chương VIII
Bài 1. Góc và cạnh của một tam giác
Bài 8. Tính chất ba đường cao của tam giác
Bài 9. Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Bài 5. Đường trung trực của một đoạn thẳng
Bài 4. Đường vuông góc và đường xiên
Bài 7. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Bài 10. Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học
Bài 2. Tam giác bằng nhau
Bài 3. Tam giác cân
Bài 6. Tính chất ba đường trung trực của tam giác
HĐ 1
HĐ 1
a) Cắt một tấm bìa hình tam giác và tô màu ba góc của nó (Hình 1a). Cắt rời ba góc ra khỏi tam giác rồi đặt ba góc kề nhau (Hình 1b).
Em hãy dự đoán tổng số đo ba góc trong Hình 1b.
b) Chứng minh tính chất về tổng số đo ba góc trong một tam giác theo gợi ý sau:
GT | \(\Delta{ABC}\) |
KL | \(\widehat A\)+\(\widehat B\)+\(\widehat C\)\( = {180^o}\) |
Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC như Hình 1c.
Ta có: xy // BC \( \Rightarrow \)\(\widehat B\)= ? (so le trong) (1)
và \(\widehat C\)= ? (so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B\)+\(\widehat {BAC}\)+\(\widehat C\)= \(\widehat {{A_1}}\)+\(\widehat {BAC}\)+\(\widehat {{A_2}}\)=\(\widehat {xAy}\)= ?
Phương pháp giải:
a) Ta dùng thước đo độ đo 3 góc của tam giác rồi tính tổng số đo của ba góc đó
Lời giải chi tiết:
a) Ta dự đoán được sau khi ghép 3 góc nhọn đó sau khi ghép lại có tổng là \({180^o}\)
b) Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC
Ta có: xy // BC \( \Rightarrow \) \(\widehat B\) = \(\widehat {{A_1}}\) ( so le trong )
và \(\widehat C\) = \(\widehat {{A_2}}\)( so le trong )
Mà \(\widehat {{A_1}} + \widehat {BAC} + \widehat {{A_2}} = {180^o}\)
\( \Rightarrow \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^o}\)
\( \Rightarrow \) Tổng 3 góc trong 1 tam giác = \({180^o}\)
Thực hành 1
Thực hành 1
Tìm số đo các góc chưa biết của các tam giác trong Hình 3 và cho biết tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác nào là tam giác tù, tam giác nào là tam giác vuông.
Phương pháp giải:
Sử dụng định lí về tổng 3 góc trong tam giác
Lời giải chi tiết:
a) Vì tổng 3 góc trong tam giác là \({180^o}\)
Nên ta có :
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {DEC} + \widehat {DCE} + \widehat {CDE} = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat {DCE} = {180^o} - \widehat {DEC} - \widehat {CDE}\\ \Rightarrow \widehat {DCE} = {180^o} - {58^o} - {32^o} = {90^o}\end{array}\)
b) Theo đề bài ta có :
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {HGF} + \widehat {GHF} + \widehat {GFH} = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat {GFH} = {180^o} - \widehat {HGF} - \widehat {GHF}\\ \Rightarrow \widehat {GFH} = {180^o} - {68^o} - {42^o} = {70^o}\end{array}\)
c) Theo đề bài ta có :
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {IJK} + \widehat {JKI} + \widehat {JIK} = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat {JIK} = {180^o} - \widehat {IJK} - \widehat {JKI}\\ \Rightarrow \widehat {JIK} = {180^o} - {27^o} - {56^o} = {97^o}\end{array}\)
Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Unit 4. Health and fitness
Unit 1: My world
Bài 8: Nghị luận xã hội
Chủ đề 6: Sống hòa hợp trong cộng đồng
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7