Hoạt động 1
Thả một dây dọi \(AO\) chạm sàn nhà tại điểm \(O\). Kẻ một đường thẳng \(xOy\) bất kì trên sàn nhà.
a) Dùng êke để kiểm tra xem \(AO\) có vuông góc với \(xOy\) không.
b) Nêu nhận xét về góc giữa dây dọi và một đường thẳng bất kì trong sàn nhà.
2. Phương pháp giải
Quan sát hình ảnh, thực hành kiểm tra.
3. Lời giải chi tiết
a) \(AO\) vuông góc với \(xOy\).
b) Góc giữa dây dọi và một đường thẳng bất kì trong sàn nhà là góc vuông.
Hoạt động 2
1. Nội dung câu hỏi
Cho đường thẳng \(d\) vuông góc với hai đường thẳng 2 cắt nhau \(a\) và \(b\) trong mặt phẳng \(\left( P \right)\). Xét một đường thẳng \(c\) bất kì trong \(\left( P \right)\) (\(c\) không song song với \(a\) và \(b\)). Gọi \(O\) là giao điểm của \(d\) và \(\left( P \right)\). Trong \(\left( P \right)\) vẽ qua \(O\) ba đường thẳng \(a',b',c'\) lần lượt song song với \(a,b,c\). Vẽ một đường thẳng cắt \(a',b',c'\) lần lượt tại \(B,C,D\). Trên \(d\) lấy hai điểm \(E,F\) sao cho \(O\) là trung điểm của \(EF\) (Hình 4).
a) Giải thích tại sao hai tam giác \(CEB\) và \(CFB\) bằng nhau.
b) Có nhận xét gì về tam giác \(DEF\)? Từ đó suy ra góc giữa \(d\) và \(c\).
2. Phương pháp giải
Sử dụng tính chất trung tuyến của đoạn thẳng.
3. Lời giải chi tiết
a) Ta có:
\(\left. \begin{array}{l}d \bot a\\a'\parallel a\end{array} \right\} \Rightarrow d \bot a' \Rightarrow EF \bot OB\)
Mà \(O\) là trung điểm của \(EF\) \( \Rightarrow BE = BF\)
\(\left. \begin{array}{l}d \bot b\\b'\parallel b\end{array} \right\} \Rightarrow d \bot b' \Rightarrow EF \bot OC\)
Mà \(O\) là trung điểm của \(EF\) \( \Rightarrow CE = CF\)
Xét \(\Delta CEB\) và \(\Delta CFB\) có:
\(\left. \begin{array}{l}BE = BF\\CE = CF\\BC:chung\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta CEB = \Delta CFB\left( {c.c.c} \right)\)
b) \(\Delta CEB = \Delta CFB \Rightarrow DE = DF\)
\( \Rightarrow D\) nằm trên đường trung trực của \(EF \Rightarrow OD \bot EF \Rightarrow c' \bot d\)
Lại có \(c\parallel c'\)
Vậy \(c \bot d \Rightarrow \left( {c,d} \right) = {90^ \circ }\).
Hoạt động 3
1. Nội dung câu hỏi
a) Trong không gian, cho điểm \(O\) và đường thẳng \(d\). Gọi \(a,b\) là hai đường thẳng phân biệt đi qua \(O\) và vuông góc với \(d\) (Hình 6a). Có nhận xét gì về vị trí tương đối giữa đường thẳng \(d\) và \(mp\left( {a,b} \right)\)?
b) Trong không gian, cho điểm \(O\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\). Gọi \(\left( Q \right)\) và \(\left( R \right)\) là hai mặt phẳng đi qua \(O\) và lần lượt vuông góc với hai đường cắt nhau \(a,b\) nằm trong \(\left( P \right)\) (Hình 6b). Có nhận xét gì về vị trí giữa mặt phẳng \(\left( P \right)\) và giao tuyến \(d\) của \(\left( Q \right),\left( R \right)\)?
2. Phương pháp giải
a) Sử dụng định lí 1: Nếu đường thẳng \(d\) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau \(a\) và \(b\) cùng nằm trong mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) thì \(d \bot \left( \alpha \right)\).
b) Sử dụng tính chất: đường thẳng \(d\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) thì nó vuông góc với mọi đường thẳng \(a\) nằm trong \(\left( \alpha \right)\).
3. Lời giải chi tiết
a) Ta có:
\(\left. \begin{array}{l}d \bot a\\d \bot b\\a \cap b = \left\{ O \right\}\end{array} \right\} \Rightarrow d \bot mp\left( {a,b} \right)\).
b) Ta có:
\(\begin{array}{l}\left. \begin{array}{l}a \bot \left( Q \right)\\d \subset \left( Q \right)\end{array} \right\} \Rightarrow a \bot d\\\left. \begin{array}{l}b \bot \left( R \right)\\d \subset \left( R \right)\end{array} \right\} \Rightarrow b \bot d\end{array}\)
Mà \(a,b\) cắt nhau nằm trong \(\left( P \right)\)
\( \Rightarrow d \bot \left( P \right)\)
Thực hành 1
1. Nội dung câu hỏi
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông, \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD,SA\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\). Gọi \(H,I,K\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) trên các cạnh \(SB,SC,SD\). Chứng minh rằng:
a) \(CB \bot \left( {SAB} \right)\) và \(CD \bot \left( {SAD} \right)\);
b) \(HK \bot AI\).
2. Phương pháp giải
‒ Cách chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng: chứng minh đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng.
‒ Cách chứng minh hai đường thẳng vuông góc:
Cách 1: Chứng minh góc giữa chúng bằng \({90^ \circ }\).
Cách 2: Chứng minh đường thẳng này vuông góc với một mặt phẳng chứa đường thẳng kia.
3. Lời giải chi tiết
a) Ta có:
\(SA \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right) \Rightarrow SA \bot CB\)
\(ABC{\rm{D}}\) là hình vuông \( \Rightarrow AB \bot CB\)
\( \Rightarrow CB \bot \left( {SAB} \right)\)
\(SA \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right) \Rightarrow SA \bot CD\)
\(ABC{\rm{D}}\) là hình vuông \( \Rightarrow AD \bot CD\)
\( \Rightarrow CD \bot \left( {SAD} \right)\)
b) Ta có:
\(\left. \begin{array}{l}CB \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow CB \bot AH\\AH \bot SB\end{array} \right\} \Rightarrow AH \bot \left( {SBC} \right) \Rightarrow AH \bot SC\)
\(\left. \begin{array}{l}CD \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow CD \bot AK\\AK \bot SD\end{array} \right\} \Rightarrow AK \bot \left( {SC{\rm{D}}} \right) \Rightarrow AK \bot SC\)
\( \Rightarrow SC \bot \left( {AHK} \right) \Rightarrow SC \bot HK\)
\(\begin{array}{l}\Delta SAB = \Delta SA{\rm{D}}\left( {c.g.c} \right) \Rightarrow SH = SK,SB = S{\rm{D}}\\\left. \begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{SH}}{{SB}} = \frac{{SK}}{{S{\rm{D}}}} \Rightarrow HK\parallel B{\rm{D}}\\SA \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right) \Rightarrow SA \bot B{\rm{D}}\end{array} \right\} \Rightarrow SA \bot HK\end{array}\)
\(\left. \begin{array}{l}SC \bot HK\\SA \bot HK\end{array} \right\} \Rightarrow HK \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow HK \bot AI\)
Vận dụng 1
1. Nội dung câu hỏi
Làm thể nào để dựng cột chống một biển báo vuông góc với mặt đất?
2. Phương pháp giải
Sử dụng định lí 1: Nếu đường thẳng \(d\) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau \(a\) và \(b\) cùng nằm trong mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) thì \(d \bot \left( \alpha \right)\).
3. Lời giải chi tiết
Vì chân của cột chống biển báo là hai đường thẳng cắt nhau nên ta dựng cột chống vuông góc với hai chân của cột chống thì cột chống của biển báo vuông góc với mặt đất.
Chủ đề 2. Cảm ứng ở sinh vật
CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút - Chương 2
CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔl
Chương I. Dao động
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11