Hoạt động 1
1. Nội dung câu hỏi
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét hai biến cố sau:
A: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chia hết cho 3”;
B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chia hết cho 4”.
Hai biến cố A và B có đồng thời xảy ra hay không? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Dựa vào đề bài rồi liệt kê
3. Lời giải chi tiết
A = {3; 6}
B = {4}
Vậy hai biến cố A và B không đồng thời xảy ra.
Câu hỏi 1
1. Nội dung câu hỏi
Biến cố A và biến cố đối \(\overline A \) có xung khắc hay không? Tại sao?
2. Phương pháp giải
Biến cố A và biến cố B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra.
3. Lời giải chi tiết
Biến cố A và biến cố đối \(\overline A \) có xung khắc vì \(\Omega = A \cup \overline A \)
Luyện tập 1
1. Nội dung câu hỏi
Một tổ học sinh có 8 bạn, trong đó có 6 bạn thích môn Bóng đá, 4 bạn thích môn Cầu lông và 2 bạn thích cả hai môn Bóng đá và Cầu lông. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ. Xét các biến cố sau:
E: “Học sinh được chọn thích môn Bóng đá”;
F: “Học sinh được chọn thích môn Cầu lông”.
Hai biến cố E và F có xung khắc không?
2. Phương pháp giải
Biến cố A và biến cố B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra.
Lời giải chi tiết:
Cặp biến cố E và F không xung khắc vì nếu học sinh được chọn thích môn Bóng đá thì cả E và F có thể xảy ra vì có 2 bạn thích cả hai môn Bóng đá và Cầu lông.
Hoạt động 2
1. Nội dung câu hỏi
Trở lại tình huống trong HĐ1. Hãy tính P(A) , P(B) và \(P\left( {A \cup B} \right).\)
2. Phương pháp giải
Tính xác suất \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
3. Lời giải chi tiết
Không gian mẫu \(\Omega \) là tập hợp gồm các phần tử \(\left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\)
\(\begin{array}{l}P\left( A \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\\P\left( B \right) = \frac{1}{6}\end{array}\)
Vì \(A \cup B = \left\{ {3;4;6} \right\} \Rightarrow P\left( {A \cup B} \right) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)
Luyện tập 2
1. Nội dung câu hỏi
Một hộp đựng 5 quả cầu màu xanh và 3 quả cầu màu đỏ, có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ngẫu nhiên hai quả cầu trong hộp. Tính xác suất để chọn được hai quả cầu có cùng màu.
2. Phương pháp giải
Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\)
3. Lời giải chi tiết
\(n\left( \Omega \right) = C_8^2\)
TH1. Biến cố A: “Hai quả cầu được chọn cùng màu xanh”
\(P\left( A \right) = \frac{{C_5^2}}{{C_8^2}} = \frac{5}{{14}}\)
TH2. Biến cố B: “Hai quả cầu được chọn cùng màu đỏ”
\(P\left( B \right) = \frac{{C_3^2}}{{C_8^2}} = \frac{3}{{28}}\)
Vì A và B xung khắc nên xác suất để chọn được hai quả cầu có cùng màu là
\(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = \frac{5}{{14}} + \frac{3}{{28}} = \frac{{13}}{{28}}\)
Unit 10: Travel
Từ vựng
Chủ đề 4: Chiến thuật thi đấu cơ bản
Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 11 tập 1
CHƯƠNG VI: HIĐROCABON KHÔNG NO
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11