Bài 35. Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Bài 31. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Bài tập cuối chương IX
Bài 32. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Luyện tập chung trang 70
Luyện tập chung trang 82
Bài 33. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bài 34. Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
1. Sự đồng quy của ba đường trung tuyến trong một tam giác
Câu hỏi
Câu hỏi
Mỗi tam giác có mấy đường trung tuyến?
Phương pháp giải:
Đoạn thẳng nối đỉnh của tam giác với trung điểm cạnh đối diện được gọi là một đường trung tuyến của tam giác.
Lời giải chi tiết:
Tương ứng với mỗi đỉnh của tam giác có 1 đường trung tuyến nên mỗi tam giác có 3 đường trung tuyến.
HĐ 1
HĐ 1
Hãy lấy một mảnh giấy hình tam giác, gấp giấy đánh dấu trung điểm của các cạnh. Sau đó, gấp giấy để được các nếp gấp đi qua đỉnh và trung điểm của cạnh đối diện ( tức là các đường trung tuyến của tam giác). Mở tờ giấy ra, quan sát và cho biết ba nếp gấp ( ba đường trung tuyến) có cùng đi qua một điểm không?
Phương pháp giải:
Gấp theo hướng dẫn
Lời giải chi tiết:
Ba nếp gấp đi qua cùng một điểm.
HĐ 2
HĐ 2
Trên mảnh giấy kẻ ô vuông, mỗi chiều 10 ô, hãy đếm dòng, đánh dấu các đỉnh A,B,C rồi vẽ tam giác ABC. (H.9.29)
Vẽ hai đường trung tuyến BN, CP, chúng cát nhau tại G, tia AG cắt cạnh BC tại M.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Do đó, AM có là đường trung tuyến của tam giác ABC
\(\begin{array}{l}\dfrac{{GA}}{{MA}} = \dfrac{6}{9} = \dfrac{2}{3};\\\dfrac{{GB}}{{NB}} = \dfrac{2}{3};\\\dfrac{{GC}}{{PC}} = \dfrac{2}{3}\end{array}\)
Luyện tập 1
Luyện tập 1
Trong tam giác ABC ở ví dụ 1, cho trung tuyến BN và GN = 1 cm. Tính GB và NB.
Phương pháp giải:
Sử dụng định lí về sự đồng quy của ba đường trung tuyến của tam giác.
Lời giải chi tiết:
Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên \(\dfrac{{GB}}{{NB}} = \dfrac{2}{3} \Leftrightarrow GB = \dfrac{2}{3}NB\)
Ta có: GN = NB – GB = \(NB - \dfrac{2}{3}NB = \dfrac{1}{3}NB\)
Mà GN = 1 cm nên 1 = \(\dfrac{1}{3}.NB \Rightarrow NB = 3\)( cm)
\(GB = \dfrac{2}{3}NB = \dfrac{2}{3}.3 = 2\) ( cm)
Vậy GB = 2 cm, NB = 3 cm.
Tranh luận
Tranh luận
Phương pháp giải:
Sử dụng định lí về sự đồng quy của ba đường trung tuyến của tam giác.
Lời giải chi tiết:
Cách 1: Tìm giao điểm của 2 đường trung tuyến.
Cách 2: Vẽ 1 đường trung tuyến. Lấy điểm G cách đỉnh một khoảng bằng \(\dfrac{2}{3}\)độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó. Ta được G là trọng tâm tam giác.
Vận dụng 1
Vận dụng 1
Trong tình huống mở đầu, người ta chứng minh được G chính là trọng tâm của tam giác ABC. Em hãy cắt một mảnh bìa hình tam giác. Xác định trọng tâm của tam giác và đặt mảnh bìa đó lên một giá nhọn tại trọng tâm vừa xác định. Quan sát xem mảnh bìa có thăng bằng không
Phương pháp giải:
Bước 1: Cắt mảnh bìa hình tam giác.
Bước 2: Kẻ 2 đường trung tuyến của tam giác ABC, chúng cắt nhau tại G.
Bước 3: Đặt mảnh bìa đó lên một giá nhọn tại trọng tâm G.
Lời giải chi tiết:
Cắt mảnh bìa hình tam giác. Kẻ 2 đường trung tuyến của tam giác ABC, chúng cắt nhau tại G.
Đặt mảnh bìa đó lên một giá nhọn tại trọng tâm G thì thấy mảnh bìa thăng bằng.
Chủ đề 2. Phân tử
Unit 6. Be green
Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Chủ đề 1: Chào năm học mới
Bài 4. Qùa tặng của thiên nhiên
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7