Luyện tập chung trang 68
Luyện tập chung trang 85
Bài 16. Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng
Bài 13. Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
Bài 15. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Bài 12. Tổng các góc trong một tam giác
Bài tập cuối chương IV
Bài 14. Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác
Luyện tập chung trang 74
HĐ 5
Cắt rời một góc xOy từ một tờ giấy rồi gấp sao cho hai cạnh của góc trùng nhau (H.3.9).
Mở mảnh giấy ra, nếp gấp cho ta hình ảnh tia Oz chia góc ban đầu thành hai góc.
a) Em hãy nhận xét về vị trí của tia Oz so với hai cạnh của góc xOy.
b) Em hãy so sánh hai góc xOz và zOy.
Phương pháp giải:
Quan sát, đo góc.
Lời giải chi tiết:
a) Tia Oz nằm giữa hai cạnh của góc xOy.
b) \(\widehat {xOz} = \widehat {zOy}\)
Luyện tập 3
Cho góc xAm có số đo bằng \(65^\circ \) và Am là tia phân giác của góc xAy (H.3.12). Tính số đo góc xAy
Phương pháp giải:
Khi Om là tia phân giác của góc xOy thì \(\widehat {xOm} = \widehat {mOy} = \frac{1}{2}.\widehat {xOy}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có Am là tia phân giác của góc xAy nên
\(\begin{array}{l}\widehat {xAm} = \frac{1}{2}.\widehat {xAy}\\ \Rightarrow \widehat {xAy} = 2.\widehat {xAm} = 2.65^\circ = 130^\circ \end{array}\)
Thực hành
Vẽ tia phân giác Oz của xOy có số đo bằng 68\(^\circ \), sử dụng thước đo góc theo hướng dẫn. Nếu Oz là toa phân giác của góc xOy thì \(\widehat {xOz} = \frac{1}{2}.68^\circ = 34^\circ \). Ta có cách vẽ sau:
Phương pháp giải:
Tia phân giác Oz của góc xOy chia góc xOy thành 2 góc bằng nhau (bằng \(\dfrac{1}{2}\) góc xOy)
Lời giải chi tiết:
Bước 1. Vẽ góc xOy có số đo bằng \(68^0\)
Bước 2. Sử dụng thước đo độ, đánh dấu điểm ứng với vạch \(34^0\) của thước đo góc.
Bước 3. Kẻ tia Oz đi qua điểm đã đánh dấu. Tia Oz là tia phân giác của góc xOy.
Vận dụng
Quan sát hình vẽ bên.
Quả cân ở đĩa cân bên trái nặng bao nhiêu kilogam để cân thăng bằng, tức là kim trên mặt đồng hồ của cân là tia phân giác của góc AOB?
Phương pháp giải:
Tổng cân nặng 2 bên cân bằng nhau thì cân thăng bằng
Lời giải chi tiết:
Đổi 500 g = 0,5 kg
Tổng cân nặng bên đĩa cân phải là: 3,5 + 0,5 = 4(kg)
Quả cân ở đĩa cân bên trái nặng số kilogam để cân thăng bằng là:
4 – 1 = 3 (kg)
Chú ý:
Cần đưa các số liệu về cùng một đơn vị đo.
Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Unit 6. Survival
Chương 5: Một số yếu tố thống kê
Chương 2: Số thực
Unit 3. Music and Arts
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7