Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Câu 6
Đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}\left( {x - \dfrac{4}{7}} \right)\) cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng:
(A) \(\dfrac{1}{2}\) (B) \(\dfrac{4}{7}\)
(C) \( - \dfrac{4}{7}\) (D) \( - \dfrac{2}{7}\)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức: Đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(b.\)
Lời giải chi tiết:
\(y = \dfrac{1}{2}\left( {x - \dfrac{4}{7}} \right) \Leftrightarrow y = \dfrac{1}{2}x - \dfrac{2}{7}\)
Vậy đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng \( - \dfrac{2}{7}\) .
Đáp án cần chọn là D.
Câu 7
Đường thẳng \(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\) cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng:
(A) \(\dfrac{2}{3}\) (B) \(\dfrac{{10}}{{21}}\)
(C) \(\dfrac{5}{7}\) (D) \( - \dfrac{5}{7}\)
Phương pháp giải:
Đồ thị của hàm số \(y = ax + b \) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{b}{a}\).
Lời giải chi tiết:
\(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\)\( \Leftrightarrow y = \dfrac{2}{3}x + \dfrac{{10}}{{21}}\)
Đường thẳng \(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\) cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{{10}}{{21}}:\dfrac{2}{3} = - \dfrac{5}{7}\)
Đáp án cần chọn là D.
Cách khác :
Thay giá trị \(y=0\) vào hàm số \(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\) rồi tìm x.
Câu 8
Đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{3}{4}\)
a) Cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng:
(A) \(\dfrac{3}{5}\) (B) \(\dfrac{3}{4}\)
(C) \( - \dfrac{9}{{20}}\) (D) \( - \dfrac{3}{4}\)
b) Cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng :
(A) \(\dfrac{3}{5}\) (B) \( - \dfrac{3}{4}\)
(C) \(\dfrac{5}{4}\) (D) \(\dfrac{3}{4}\)
Phương pháp giải:
Đồ thị của hàm số \(y = ax + b \) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng :
a) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(b.\)
b) Cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{b}{a}\) .
Lời giải chi tiết:
a) Đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{3}{4}\) cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng \( - \dfrac{3}{4}\)
Đáp án cần chọn là D.
b) Đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{3}{4}\) cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{3}{4}:\dfrac{3}{5} = \dfrac{5}{4}\)
Đáp án cần chọn là C.
Câu 9
Đường thẳng \(y = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)x - \sqrt 3 \)
a) Cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng:
(A) \(1 + \sqrt 2 \) (B) \(\sqrt 3 \)
(C) \( - \sqrt 3 \) (D) \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\)
b) Cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng:
(A) \(\dfrac{{1 + \sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\) (B) \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\)
(C) \( - \dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\) (D) \( - \dfrac{{1 + \sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\)
Phương pháp giải:
Đồ thị của hàm số \(y = ax + b \) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng :
a) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(b.\)
b) Cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{b}{a}\) .
Lời giải chi tiết:
a) Đường thẳng \(y = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)x - \sqrt 3 \) cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng \( - \sqrt 3 \).
Đáp án cần chọn là C.
b) Đường thẳng \(y = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)x - \sqrt 3 \) cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\).
Đáp án cần chọn là B.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
Đề thi vào 10 môn Văn Hưng Yên
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Sinh 9