Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Câu 10
Cho hai đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}\left( {2x - 1} \right)\,\,\left( {{d_1}} \right)\) và \(y = mx + \dfrac{2}{3}\,\,\left( {{d_2}} \right)\)
Đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) song song với đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) khi m bằng:
(A) 2 (B) \(\dfrac{3}{5}\)
(C) \(\dfrac{6}{5}\) (D) \(\left( { - \dfrac{3}{5}} \right)\)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : Hai đường thẳng \(y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a'\) và \(b \ne b'\).
Lời giải chi tiết:
Ta có : \(y = \dfrac{3}{5}\left( {2x - 1} \right) = \dfrac{6}{5}x - \dfrac{3}{5}{\rm{ }}\left( {{d_1}} \right)\)
và \(y = mx + \dfrac{2}{3}\,\,\left( {{d_2}} \right)\)
Để đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) song song với đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) thì \(m = \dfrac{6}{5}\).
Đáp án cần chọn là C.
Câu 11
Cho hai đường thẳng \(y = \dfrac{1}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\,\,\left( {{d_1}} \right)\) và \(y = \dfrac{1}{3}x - m\,\,\left( {{d_2}} \right)\)
Đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) trùng nhau khi m bằng:
(A) \(\dfrac{5}{7}\) (B) \(\dfrac{5}{{21}}\)
(C) \( - \dfrac{5}{7}\) (D) \( - \dfrac{5}{{21}}\)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : Hai đường thẳng \(y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\) trùng nhau khi \(a = a'\) và \(b = b'\).
Lời giải chi tiết:
Ta có : \(y = \dfrac{1}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right) = \dfrac{1}{3}x + \dfrac{5}{{21}}\,\,\left( {{d_1}} \right)\)
\(y = \dfrac{1}{3}x - m\,\,\left( {{d_2}} \right)\)
Đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) trùng nhau khi m bằng \( - \dfrac{5}{{21}}\).
Đáp án cần chọn là D.
Câu 12
Cho hai đường thẳng \(y = \dfrac{2}{5}\left( {k - 3x} \right)\,\,\left( {{d_1}} \right)\) và \(y = \dfrac{3}{4} - \dfrac{6}{5}x\,\,\left( {{d_2}} \right)\)
Đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) trùng với đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) khi k bằng:
(A) \(\dfrac{3}{4}\) (B) \(\dfrac{{15}}{8}\)
(C) \(\dfrac{8}{{15}}\) (D) \( - \dfrac{3}{4}\)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : Hai đường thẳng \(y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\) trùng nhau khi \(a = a'\) và \(b = b'\).
Lời giải chi tiết:
Ta có : \(y = \dfrac{2}{5}\left( {k - 3x} \right) = - \dfrac{6}{5}x + \dfrac{2}{5}k\,\,\left( {{d_1}} \right)\)
\(y = \dfrac{3}{4} - \dfrac{6}{5}x = - \dfrac{6}{5}x + \dfrac{3}{4}\,\,\left( {{d_2}} \right)\)
Vì hai đường thẳng đều có hệ số góc bằng \( - \dfrac{6}{5}\) nên đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) trùng với đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) khi
\(\dfrac{2}{5}k = \dfrac{3}{4} \Leftrightarrow k = \dfrac{3}{4} \cdot \dfrac{5}{2} = \dfrac{{15}}{8}\)
Đáp án cần chọn là B.
Câu 13
Hai đường thẳng \(y = \dfrac{5}{7} - \dfrac{2}{5}x\) và \(y = \dfrac{m}{2}x + \dfrac{1}{3}\) cắt nhau khi giá trị của m khác với
(A) \(\dfrac{{10}}{7}\) (B) \(\dfrac{7}{{10}}\)
(C) \( - \dfrac{4}{5}\) (D) \(\dfrac{4}{5}\)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : Hai đường thẳng \(y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\) cắt nhau khi \(a \ne a'\).
Lời giải chi tiết:
Ta có : \(y = \dfrac{5}{7} - \dfrac{2}{5}x = - \dfrac{2}{5}x + \dfrac{5}{7}{\rm{ }}\left( {{d_1}} \right)\)
\(y = \dfrac{m}{2}x + \dfrac{1}{3}{\rm{ }}\left( {{d_2}} \right)\)
Để đường thẳng \({d_2}\) cắt \({d_1}\) thì \(\dfrac{m}{2} \ne - \dfrac{2}{5} \Leftrightarrow m \ne - \dfrac{4}{5}\).
Đáp án cần chọn là C.
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Unit 1: Local environment
Đề thi vào 10 môn Anh Đắk Lắk
Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ