Chuyên đề 1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

1. Phần I. Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 1
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 2
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 3
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 4
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 1
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 2
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 3
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 4
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 1
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 2
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 3
2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 4
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 1
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 2
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 3
3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 4

2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 1

Từ các chủ đề sau, hãy xác định vấn đề mà em muốn tìm hiểu:

- Sử thi của các dân tộc Tây Nguyên

- Nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp

- Ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những đề tài và chọn một chủ đề mà em quan tâm hoặc có hứng thú nhất.

Xác định vấn đề muốn tìm hiểu ,đọc các tài liệu có liên quan

Phát hiện những nội dung gây hứng thú, những khía cạnh khơi gợi nhu cầu hiểu biết và mong giải quyết của bản thân
 

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề em quan tâm là ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)

- Vấn đề em muốn tìm hiểu:Vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc về hình tượng người phụ nữ qua câu ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).

-  Tài liệu tham khảo để tìm hiểu về chủ đề này:

+ Tuyển tập ca dao Việt Nam

+ Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam - Vũ Ngọc Phan

2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 2

Ghi vào vở những câu hỏi nghiên cứu cho một trong những vấn đề sau:


 

Vấn đề

Câu hỏi

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên 
Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp 
Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh) 

Phương pháp giải:

Từ một vấn đề được lựa chọn, xác định các câu hỏi cần được trả lời để làm rõ vấn đề
 

Lời giải chi tiết:

Vấn đề

Câu hỏi

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng 

trong sử thi Tây Nguyên

Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên có những vẻ đẹp nào độc đáo?
Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy LạpDựa vào đâu để xác định ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp.
Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh) được xây dựng bằng cách nào?

2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 3

Chọn một trong các vấn ở bài tập 2 và tìm kiếm, thu thập tài liệu cần thiết theo hướng dẫn :
 

Vấn đềTài liệuNguồn (Internet, thư viện,....)
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên  
Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp  
Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của của người Việt Nam (người Kinh)  

Phương pháp giải:

- Liệt kê tên và nguồn gốc của các tài liệu tìm được.

- Đánh giá, xác định các tài liệu phù hợp với vấn đề văn học dân gian được lựa chọn.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề

Tài liệu

Nguồn (Internet, thư viện,....)

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên

Từ điển văn hóa dân gian

Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở Việt 

Bài báo Văn hóa nghệ thuật  online: Hình tượng con người cá thể trong sử thi Tây Nguyên

 

Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy LạpNghiên cứu: Đặc điểm, ý nghĩa của thần thoại Hy Lạp qua "chuyện tình của Aphrodite và chàng Adonix"Viện triết học: Thần thoại Hy Lạp vợi sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ
Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của của người Việt Nam (người Kinh)Sách ca dao, tục ngữ, dân gian Việt namHọc ngữ văn: Mô típ quen thuộc trong ca dao Việt

2. Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào? Câu 4

Tự chọn một tài liệu in (từ nguồn thư viện) và một tài liệu điện tử (từ nguồn Internet), hãy tiến hành việc đọc, ghi chú và tra cứu những thông tin cần thiết giúp em trả lời một trong các câu hỏi nghiên cứu đã được xác định.
 

Phương pháp giải:

Chọn một câu hỏi nghiên cứu ở một vấn đề văn học dân gian đã lựa chọn ở trên

Tìm và đọc, ghi chú những thông tin cần thiết giúp em trả lời một trong các câu hỏi nghiên cứu đã được xác định.

Lời giải chi tiết:

- Đề tài nghiên cứu: Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

- Tài liệu điện tử: 

https://tailieu.vn/doc/ve-dep-cua-nhung-anh-hung-su-thi-667528.html

- Câu hỏi ghi chú:

+ Em hãy hình dung và nêu cảm nhận của mình về hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên?

+ Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên có những vẻ đẹp nào? Chỉ ra những vẻ đẹp đó.

+ Hình ảnh người anh hùng trong sử thi tây Nguyên có ảnh hưởng như thế nào tới nền văn học Việt Nam hiện nay.

 

3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 1

Hãy nêu một ví dụ về hoạt động nghiên cứu và chỉ ra ý nghĩa/ tác dụng của hoạt động nghiên cứu đó với nhiều người hoặc cá nhân em.

Phương pháp giải:

Tìm một hoạt động nghiên cứu 

Chỉ ra ý nghĩa /tác dụng của hoạt động nghiên cứu đó 

Lời giải chi tiết:

- Hoạt động nghiên cứu: Nghiên cứu về sự hình thành sự tích Thánh Gióng.

- Ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu:

+ Giải thích cho sự ra đời của sự tích Thánh Gióng.

+ Giải thích cho tên gọi Thánh Gióng và các lễ hội xoay quanh tên gọi này.

- Tác dụng của hoạt động nghiên cứu:

+ Giúp ta hiểu hơn khi học bài Thánh Gióng.

+ Biết được nguồn gốc của sự tích Thánh Gióng và lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn.

+ Hiểu được những suy nghĩ, ước mơ được nhân dân gửi gắm qua truyền thuyết: Suy nghĩ về khát vọng hòa bình, ước mơ không có giặc ngoại xâm…
 

3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 2

Hãy nêu ví dụ về một vấn đề nghiên cứu văn học dân gian và xác định các câu hỏi nghiên cứu cho vấn đề đó.
 

Phương pháp giải:

Tìm một vấn đề nghiên cứu văn học dân gian 

Xác định các câu hỏi nghiên cứu cho vấn đề đó.

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu về các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Văn học dân gian là gì?

+ Văn học dân gian được chia làm mấy đặc trưng cơ bản? Kể tên các đặc trưng cơ bản?

+ Tại sao lại nói văn học dân gian mang tính truyền miệng – tính tập thể? Nêu ví dụ?

+ Tính nguyên hợp của văn học dân gian là gì? Giải thích và nêu ví dụ để làm sáng tỏ?

 

3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 3

Trình bày ngắn gọn cách tìm kiếm, xác định tư liệu cho vấn đề văn học dân gian mà em vừa xác định ở câu 2.
 

Phương pháp giải:

Xem lại vấn đề văn học dân gian ở câu 2

Nêu các bước tìm kiếm,xác định tư liệu cho vấn đề đó

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu (điều mọi người chưa biết, chưa từng nghiên cứu, còn gây nhiều thắc mắc…)

Bước 2: Xác định kiến thức/ nội dung xoay quanh vấn đề nghiên cứu (những từ khó, những nội dung liên quan, ảnh hưởng….)

Bước 3: Tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề thông qua thư viện, tài liệu điện tử, sau đó chọn lọc các tài liệu thông tin chính. Có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn cơ bản sau:

- Tuyển tập tác phẩm văn học dân gian theo thể loại (truyện cổ tích, ca dao,tục ngữ, …)

- Các công trình nghiên cứu về văn học dân gian (sách chuyên khảo, giáo trình, …)

Bước 4: Bắt đầu làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

3. Một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian Câu 4

Trình bày một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian và lí giải căn cứ của việc xác định những phương pháp nghiên cứu này.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng bài học nêu một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian

Lí giải căn cứ của việc xác định những phương pháp nghiên cứu đó.

Lời giải chi tiết:

- Phương pháp so sánh: phải so sánh ,đối chiếu với các nền văn học trước và sau văn học dân gian chúng ta mới có thể tìm và phân tích được những điều đổi mới, tiếp bước mà văn học dân gian đã truyền tải.

- Phương pháp giải thích: Giải thích những khái niệm, hiện tượng, nội dung mà người đọc, người nghe cần biết để hiểu.

- Phương pháp phân tích văn bản: Phân tích và lí giải những điều văn học dân gian truyền tải thông qua khái niệm, phân loại, đặc trưng…
 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved