Nhận biết 21.1
Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là
A. 5.
B. 7.
C. 2.
D. 8.
Phương pháp giải:
Dựa vào vị trí của các nguyên tố halogen:
- Nhóm VIIA → Có 7 electron lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
Nhận biết 21.2
Tính chất hoá học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A. tính khử.
B. tính base.
C. tính acid.
D. tính oxi hoá.
Phương pháp giải:
Dựa vào vị trí của các nguyên tố halogen:
- Nhóm VIIA → là nhóm có độ âm điện cao nhất xét theo từng chu kì
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
Nhận biết 21.3
Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
A. Na3AlF6.
B. NaF.
C. HF.
D. CaF2.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
Nhận biết 21.4
Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. F2.
B. Br2.
C. I2.
D. Cl2.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C
Nhận biết 21.5
Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%?
A. NaCl.
B. KCl.
C. MgCl2.
D. NaF.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: A
Nhận biết 21.6
Số oxi hoá cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là
A. -1.
B. +7.
C. +5.
D. +1.
Phương pháp giải:
Dựa vào vị trí của các nguyên tố halogen:
- Nhóm VIIA → Số oxi hóa cao nhất là +7
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
Nhận biết 21.7
Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn
A. VIIIA.
B. VIA.
C. VIIA.
D. IIA.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C
Nhận biết 21.8
Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2.
B Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Phương pháp giải:
Dựa vào chiều biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: A
- Giải thích: Fluorine là nguyên tố đứng đầu nhóm VIIA → Độ âm điện cao nhất
→ Tính oxi hóa mạnh nhất
Nhận biết 21.9
Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2.
B Cl2.
C. Br2.
D. I2
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
Nhận biết 21.10
Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
- Giải thích: Do chlorine sẽ phản ứng một phần với nước tạo thành HCl và HClO. Trong đó HClO có tính oxi hóa mạnh → Nước chlorine có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu và được ứng dụng trong khử trùng nước sinh hoạt
Nhận biết 21.11
Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?
A. Tuyến thượng thận.
B. Tuyến tụy.
C. Tuyến yên.
D. Tuyến giáp trạng.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
Nhận biết 21.12
Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là
A. fluorine.
B. chlorine.
C. bromine.
D. iodine.
Phương pháp giải:
Dựa vào chiều biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
- Giải thích: Do iodine đứng cuối trong 4 nguyên tố trên ở nhóm VIIA
Thông hiểu 21.13
Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần.
B. Không đổi.
C. Tăng dần.
D. Tuần hoàn.
Phương pháp giải:
Dựa vào chiều biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C
Thông hiểu 21.14
Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận 1 electron yếu nhất là
A. fluorine.
B. chlorine.
C. bromine.
D. iodine.
Phương pháp giải:
Dựa vào chiều biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
- Giải thích: Do iodine đứng cuối trong 4 nguyên tố trên ở nhóm VIIA → độ âm điện thấp nhất → Xu hướng nhận 1 electron yếu nhất
Thông hiểu 21.15
Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần.
B. Tăng dần.
C. Không đổi.
D. Tuần hoàn
Phương pháp giải:
Dựa vào phân tử khối của các chất trong VIIA: phân tử khối tăng dần theo thứ tự: F2 đến I2
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
Thông hiểu 21.16
Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2.
B Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: A
- Cụ thể:
Thông hiểu 21.17
Khi tác dụng với kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhường 1 electron.
B. Nhận 1 electron.
C. Nhường 7 electron.
D. Góp chung 1 electron.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của kim loại: tính khử
Lời giải chi tiết:
- Vì kim loại có tính khử → xu hướng nhường electron để tạo thành cấu hình của khí hiếm → Nguyên tử halogen nhận 1 electron để tạo thành cấu hình của khí hiếm
→ Đáp án: B
Thông hiểu 21.18
Hít thở không khí có chứa khi nào sau đây vượt ngưỡng 30 µg/m3 không khí (QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở?
A. O2.
B. Cl2.
C. N2.
D. O3.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
Thông hiểu 21.19
Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản ứng nào sau đây?
Phương pháp giải:
Trong công nghiệp, chlorine được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão hòa, có màng ngăn
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C
Thông hiểu 21.20
Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein.
B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím.
D. Nước vôi trong.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của I2 khi kết hợp với hồ tinh bột " hợp chất màu xanh tím
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
Vận dụng 21.21
Thực nghiệm cho thấy các phản ứng: H2(g) + X2(g) → 2HX(g) trong dãy halogen xảy ra với mức độ giảm dần từ F2 đến I2. Biến thiên enthalpy của các phản ứng thay đổi như thế nào trong dãy trên?
Phương pháp giải:
Dựa vào mức độ phản ứng của các halogen với H2: Halogen phản ứng càng mạnh → biến thiên enthalpy càng thấp
Lời giải chi tiết:
- F2 phản ứng với H2 ngay trong bóng tối và nhiệt độ thấp, phản ứng gây nổ mạnh
→ biến thiên enthalpy thấp nhất
- I2 phản ứng với H2 cần xúc tác Pt và nhiệt độ cao, phản ứng thuận nghịch
→ biến thiên enthalpy cao nhất
→ Biến thiên enthalpy của các phản ứng trên tăng dần theo dãy F2 đến I2
Vận dụng 21.22
Đốt cháy hoàn toàn 0,48 g kim loại M (hoá trị II) bằng khí chlorine, thu được 1,332 g muối chloride. Xác định kim loại M.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Bảo toàn khối lượng → \({m_{C{l_2}}}\)
- Bước 2: Tìm \({n_M}\)theo phương trình phản ứng
- Bước 3: Tìm nguyên tử khối của M
Lời giải chi tiết:
- Bảo toàn khối lượng cho phản ứng ta có: \({m_{C{l_2}}} = 1,332 - 0,48 = 0,852\)
→ \({n_{C{l_2}}} = \frac{{0,852}}{{71}} = 0,012\)mol
- Xét phương trình hóa học: M + Cl2 → MCl2
→ \({n_M} = {n_{C{l_2}}} = 0,012\)mol
→ \({M_M} = \frac{{0,48}}{{0,012}} = 40\) → M là calcium (Ca)
Vận dụng 20.23
Nung nóng một bình bằng thép có chứa 0,04 mol H2 và 0,04 mol Cl2 để thực hiện phản ứng, thu được 0,072 mol khí HCl.
a) Tính hiệu suất của phản ứng tạo thành HCl.
b) Ở cùng nhiệt độ thường, áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng lần lượt là P1 và P2. Hãy so sánh P1 và P2.
Lời giải chi tiết:
a) Xét phương trình phản ứng: H2 + Cl2 2HCl
Ban đầu: 0,04 0,04 (mol)
Phản ứng: 0,036 ← 0,036 ← 0,072 (mol)
Sau phản ứng: 0,004 0,004 0,072 (mol)
-> Hiệu suất phản ứng là: \(H = \frac{{0,036}}{{0,04}}.100\% = 90\% \)
b) Nhận thấy \({n_{truoc}} = 0,04 + 0,04 = 0,08\)mol và \({n_{sau}} = 0,004 + 0,004 + 0,072 = 0,08\)mol
→ \({n_{truoc}} = {n_{sau}}\) → P1 = P2
Vận dụng 20.24
Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 mL dung dịch muối X của potassium (K). Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng. Nhỏ vài giọt nước Br2 vào ống thứ hai, lắc đều rồi thêm hồ tinh bột, thấy có màu xanh tím. Xác định công thức hoá học của X và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Lời giải chi tiết:
- Sau khi thêm hồ tinh bột thấy có màu xanh tím → chứng tỏ sau phản ứng có sinh ra I2 → Muối là KI
- Các phương trình phản ứng:
KI + AgNO3 → KNO3 + AgI (vàng)
2KI + Br2 → 2KBr + I2
Vận dụng 21.25
Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế, làm khô và thu vào bình theo sơ đồ dưới đây:
Hãy đề xuất một dung dịch để sử dụng cho từng mục đích sau:
a) Cho vào bình làm khô để làm khô khí Cl2.
b) Tẩm vào bông đậy bình thu khí để hạn chế khí Cl2 bay ra. Giải thích và viết phương trình hoá học minh hoạ nếu có
Phương pháp giải:
Dựa vào
a) Để làm khô 1 chất thì chất sử dụng cần có các đặc điểm sau:
- Có khả năng hút nước
- Không được phản ứng với chất cần làm khô
b) Chất cần tẩm vào bông đậy bình thu khí để hạn chế khí Cl2 bay ra cần có đặc điểm: Phản ứng được với khí Cl2
Lời giải chi tiết:
a) Nên chọn các chất sau để làm khô khí Cl2: H2SO4 đặc, P2O5,…
b) Nên chọn các chất sau để hạn chế khí Cl2 bay ra: NaOH, KOH,…
Đề thi học kì 2
Unit 5: Ambition
Review 2
CHỦ ĐỀ V. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
Chương 1. Lịch sử và sử học, vai trò của sử học
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10