Câu 1: Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 150 000 000 km. a) Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất? Biết tốc độ ánh sáng trong không gian là $3,0{\text{x}}{10^8}m/s$. b) Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích tại sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất. |
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: $v = \frac{s}{t}$
Lời giải chi tiết:
a)
Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
$t = \frac{s}{v} = \frac{{{{150000000.10}^3}}}{{3,{{0.10}^8}}} = 500{\text{s}} = \frac{{25}}{3} \approx 8,33\left( {phut} \right)$
b)
Trái Đất quay quanh Mặt Trời 1 vòng hết 365 ngày = 8760 giờ
Tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là:
$v = \frac{s}{t} = \frac{{150000000.2\pi }}{{8760}} = 1,{076.10^5}\left( {km/h} \right)$
Đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất vì độ dịch chuyển của Trái Đất bằng 0.
Câu 2: Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô đi về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h. Tìm: a) Tổng quãng đường đã đi. b) Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp. c) Tổng thời gian đi. d) Tốc độ trung bình tính bằng m/s. e) Độ lớn của vận tốc trung bình. |
Phương pháp giải:
- Sử dụng công thức tính quãng đường: s = v.t
- Sử dụng công thức tính độ dịch chuyển tổng hợp.
- Sử dụng công thức tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình.
Lời giải chi tiết:
a)
Quãng đường người đó đi về phía bắc là:
${s_2} = {v_2}.{t_2} = 60.\frac{{15}}{{60}} = 15\left( {km} \right)$
Tổng quãng đường đã đi là:
$s = {s_1} + {s_2} = 2,2 + 15 = 17,2\left( {km} \right)$
b)
Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp là:
$d = \sqrt {d_1^2 + d_2^2} = \sqrt {2,{2^2} + {{15}^2}} = 15,16\left( {km} \right)$
c)
Thời gian người đó đi về phía đông là:
${t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{2,{{2.10}^3}}}{{2,0}} = 1100(s) = 18,33\left( {phut} \right)$
Tổng thời gian đi của người này là:
$t = {t_1} + {t_2} = 18,33 + 15 = 33,33\left( {phut} \right)$
d)
Tốc độ trung bình là:
$v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{17,{{2.10}^3}}}{{33,33.60}} = 8,6\left( {m/s} \right)$
e)
Độ lớn của vận tốc trung bình là:
$v = \frac{d}{t} = \frac{{15,{{16.10}^3}}}{{33,33.60}} = 7,58\left( {m/s} \right)$
Câu 3: Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 5,0 s. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4 m/s. a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s. b) Khi nào người B đuổi kịp người A. c) Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau)? |
Phương pháp giải:
- Sử dụng kĩ năng vẽ đồ thị.
Lời giải chi tiết:
a)
b)
- Từ t = 0,0 s đến t = 5,0 s người B đi được 10 m.
- Sau thời điểm t = 5,0 s người B đi với tốc độ không đổi là 4 m/s
+ Quãng đường người B đi được sau 1 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.1 = 14 m
+ Quãng đường người B đi được sau 2 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.2 = 18 m (đuổi kịp người A)
=> Người B đuổi kịp người A sau 2 s đi với tốc độ không đổi là 4m/s.
c)
Người B đi được 8 m trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau).
Chương 6. Sinh quyển
Chương II. Động học
Đề kiểm tra học kì 2
Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại
Unit 1: Feelings