Câu 1
Câu 1 (trang 77 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?
Phương pháp giải:
- Nhan đề bài thơ lạ ở hình ảnh được tác giả phát hiện và cảm hứng của tác giả trước hiện thực đó (chất thơ của hiện thực).
- Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là hình ảnh thực, độc đáo.
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề dài, tạo sự độc đáo.
- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo vì: từ "bài thơ" đặt ở đầu tiên đề bài nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy, cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ.
Câu 2
Câu 2 (trang 77 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Xem kĩ gợi ý ngay trong câu câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ:
+ Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
+ Tình cảm đồng đội thắm thiết:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
+ Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam:
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
=> Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.
Câu 3
Câu 3 (trang 77 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này. Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn.
Phương pháp giải:
Ngôn ngữ, giọng điệu của người lính + người lái xe + hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh.
Lời giải chi tiết:
- Ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ:
+ Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả.
+ Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ.
- Những yếu tố ấy đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn một cách chân thực và sinh động.
Câu 4
Câu 4 (trang 77 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.
Phương pháp giải:
Ngôn ngữ, giọng điệu của người lính + người lái xe + hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh.
Lời giải chi tiết:
- Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ:
+ Tư thế ung dung, chủ động, lạc quan, yêu đời.
+ Coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy.
+ Ý chí chiến đấu kiên cường, sẵn sàng hi sinh vì sự thống nhất của đất nước
- So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí:
+ Giống nhau: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội sâu sắc
+ Khác nhau:
• Giai đoạn lịch sử khác nhau: Đồng chí chống Pháp còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính chống Mĩ
• Mục đích tác giả: Đồng chí ngợi ca tình đồng chí đồng đội còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc họa vẻ đẹp hiên ngang của người lính lái xe
Luyện tập
Câu 2 (trang 78 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả hết sức cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để làm rõ điều ấy.
Phương pháp giải:
Làm rõ những cảm giác và ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính về gió, về con đường, về sao trời và cánh chim,… ở trước mặt và xung quanh anh.
Lời giải chi tiết:
Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực ở cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội. Đồng thời những hình ảnh ấy cũng thật lãng mạn bởi tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tải 20 đề kiểm tra học kì 2 Tiếng Anh 9 mới
Đề thi vào 10 môn Toán Hà Nam