GRAMMAR
A. CAN, COULD VÀ BE ABLE TO
1. Can và be able to
Chúng ta sử dụng “can” để chỉ một việc ai đó là khả dĩ hay một người nào đó có khả năng làm một việc gì đó. Thể phủ định là “can't” (can not).
e.g: - You can see the sea from our bedroom window.
(Từ cửa sổ phòng ngủ của chúng ta, em có thể nhìn thấy biển.)
- I'm afraid I can’t come to your party next Friday.
(Tôi e rằng tôi không thể tới dự bữa tiệc của anh vào thứ sáu tới.)
“Be able to” có the được sử dụng thay thế cho “can” nhưng can thì thường gặp hơn.
e.g: - Are you able to speak any foreign languages?
(Anh nói được ngoại ngữ nào không?)
Nhưng “can” chỉ có hai thể: can (hiện tại) và could (quá khứ). Vì vậy đôi khi bạn phải sử dụng “be able to”:
e.g: -I haven’t been able to sleep recently.
(Gần đây tôi bị mất ngủ.) (can không có thì hiện tại hoàn thành)
- Tom might not be able to come tomorrow.
(Ngày mai có thể Tom không đến được.) (can không có thể nguyên mẫu).
2. Could và be able to
Could là quá khứ của can. Chúng ta sử dụng could đặc biệt với những động từ sau, see, hear, swell, taste, feci, remember, understand.
e.g: - When we went into the house, we could smell burning.
(Khi chúng tôi bước vào nhà, chúng tôi có thể ngửi thấy mùi cháy khét.)
- She spoke in a low voice but I could understand what she was saying.
(Cô ta nói giọng nhỏ nhưng tôi có thể hiểu được cô ấy đang nói gì.)
Chúng ta cũng dùng could để chỉ người nào có khả năng làm việc gì đó:
e.g: - My grandfather could speak five languages.
(Ông của tôi có thể nói năm ngôn ngữ.)
- When Tom was 16, he could run 100 meters in 11 seconds.
(Khi Tom được 16 tuổi, anh ta có thể chạy 100m trong vòng 11 giây)
Nhưng nếu bạn muốn nói rằng người ta đang tìm cách xoay sở làm một việc gì đó trong một hoàn cảnh đặc thù và việc đó có khả năng xảy ra thì bạn phải sử dụng was/ were able to (không phải could).
e.g: - The fire spread through the building very quickly but everyone was able to escape.
(Ngọn lửa lan khắp toà nhà rất nhanh nhưng mọi người đều tìm cách thoát thân được.) (không nói "could escape")
- They didn't want to come with us at first but in the end, we were able to persuade them.
(Thoạt đầu họ không muốn đến với chúng tôi nhưng cuối cùng chúng tôi đã tìm cách thuyết phục được họ.) (không dùng “could persuade")
3. So sánh could và be able to
Trong ví dụ sau:
- Jack was an excellent tennis player. He could beat anybody (= He had the ability to beat anybody).
(Jack là một đấu thủ quần vợt tuyệt vời. Anh ta có thể thắng bất cứ ai.)
- Once in a difficult same against Alex. Alex played very well but in the end Jack was able to beat him. (= He managed to beat him in this particular game).
(Có một lần anh ta có cuộc đấu rất cũng thắng với Alex. Alex chơi rồi hay nhưng cuối cùng Jack đã có thể đánh bại được anh ta.) ( Anh ấy đã tìm cách đánh bại được Alex trong cuộc thi đấu đặc biệt.)
Ta có thể sử dụng thể phủ định couldn't trong mọi trường hợp:
e.g: - My grandfather couldn't swim. (Ông của tôi không biết bơi.),
- We tried hard but we couldn't persuade them to come with us.
(Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng chúng tôi không tài nào thuyết phục được họ đến với chúng tôi.)
B. CÂU HỎI ĐUÔI
Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng giống như câu trả lời cho câu hỏi yes – no, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt.
Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khắng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin này. Nếu người hỏi chắc chắn, tự tin rằng mình đã có thông tin về câu trả lời nhưng vẫn hỏi thì khi chấm dứt câu hỏi đuôi, người hỏi sẽ lên giọng.
Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định.
Cấu tạo của câu hỏi đuôi:
- Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phẩy, có not hoặc không có not và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.
e.g: - You are afraid, aren't you?
(Anh đang sợ, đúng không?)
- You didn't do your homework, did you?
(Bạn đã không làm bài tập ở nhà, đúng không?)
1. Hiện tại đơn với to be:
e.e: - He is handsome, isn't he? (Anh ấy đẹp trai, đúng không?)
- You are worried, aren't you? (Bạn đang lo lắng, đúng không?)
Đặc biệt với I am.... câu hỏi đuôi phải là aren't I:
e.g: I am right, aren't I? (Tôi đúng, đúng không?)
- Với I am not, câu hỏi đuôi sẽ là am I như quy tắc.
e.g: I am not guilty, am I? (Tôi không có tội, đúng không?)
2. Hiện tại đơn với động từ thường mượn trợ động từ do hoặc does tuy theo chủ ngữ.
e.g: - They like me, don’t they? (Họ thích tôi, đúng không?)
- She loves you, doesn't she? (Cô ấy yêu bạn, đúng không?)
3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ did quá khứ đơn với to be: was hoặc were:
e.g: - You lied to me, didn’t you? (Anh đã nói dối tôi, đúng không?)
He didn't come here, did he? (Ông ta không đến đây, phải không?)
He was friendly, wasn't he? (Anh ấy thân thiện, phải không?)
4. Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ have hoặc has.
e.g: - They have left, haven't they? (Họ đã đến lại, phải không?)
The rain has stopped, hasn't it? (Mưa đã ngừng, phải không?)
5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ had:
e.g: He hadn't met you before, had he?
(Anh ấy đã không gặp bạn trước, phải không?)
6. Thì tương lai đơn với will
e.g: - It will rain, won't it? (Trời sẽ mưa phải không?)
Your girlfriend will come to the party, won't she?
(Bạn gái của bạn sẽ đến dự tiệc, phải không?)
Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý:
Used to: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lặp lại trong quá khứ).
Trường hợp này, ta cứ việc xem used to là một động từ chia ở thì quá khứ.
Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ did.
e.g: She used to live here, didn't she? (Cô ấy từng sống ở đây, phải không?)
Had better:
Had better thường được viết ngắn gọn thành “ 'd better” nên dễ khiến ta lung túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'd better, chỉ càn mượn trợ động từ had để lập câu hỏi đuôi.
e.g: He'd better stay, hadn’t he? (Anh ấy muốn ở lại hơn, có phải không?)
Would rather:
Would rather thường được viết gọn là 'd rather nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ would cho trưỡng hợp này để lập câu hỏi đuôi.
e.g: You'd rather go, wouldn't you? (Bạn muốn đi, phải không?)
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Chương VII. Ô tô
CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO
Unit 10: The ecosystem
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 11
SBT Tiếng Anh Lớp 11 mới
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
SHS Tiếng Anh 11 - Explore New Worlds
SBT Tiếng Anh 11 - Explore New Worlds
SBT Tiếng Anh 11 - i-Learn Smart World
SHS Tiếng Anh 11 - English Discovery
SBT Tiếng Anh 11 - Global Success
SHS Tiếng Anh 11 - Bright
SBT Tiếng Anh 11 - Friends Global
SHS Tiếng Anh 11 - i-Learn Smart World
SHS Tiếng Anh 11 - Global Success
SHS Tiếng Anh 11 - Friends Global
SBT Tiếng Anh 11 - Bright
SBT Tiếng Anh 11 - English Discovery
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Anh lớp 11
Tổng hợp Lí thuyết Tiếng Anh 11
SGK Tiếng Anh Lớp 11 mới