Kiểm soát chi tiêu
Câu 1: Nếu có một khoản tiết kiệm, em dự kiến chi tiêu như thế nào?
Phương pháp giải:
Nếu có một khoản tiết kiệm, em dự kiến chi tiêu vào khoản nào ?
Lời giải chi tiết:
Nếu có một khoản tiết kiệm, em dự kiến chi tiêu vào: mua đồ dùng học tập, tự thưởng cho mình một món đồ mà mình thích từ lâu và các khoản khác như: một khoản để thỉnh thoảng đi chơi cùng bạn bè.
Câu 2
Sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi và giải thích lí do.
Phương pháp giải:
+ Sắp xếp các khoản chi tiêu em cho là quan trọng nhất và cần thiết lên đầu
+ Vì sao em lại lựa chọn khoản đó là quan trọng?
Lời giải chi tiết:
- Thứ tự các khoản chi tiêu:
+ Sách và đồ dùng học tập
+ Sở thích cá nhân
+ Các khoản khác
- Em sắp xếp như vậy vì hiện tại em đang là học sinh nên việc chi tiêu cho sách và đồ dùng học tập là ưu tiên quan trọng hơn bao giờ hết, giúp việc học trở nên tốt hơn. Các khoản chi tiêu khác có thể có hoặc không vì nó không ảnh hưởng quá lớn đến các hoạt động khác của em.
Học cách tiết kiệm
Câu 1:
Nhận xét cách tiết kiệm tiền của bạn Khánh trong tình huống trên.
Phương pháp giải:
Đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống trên và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?
Lời giải chi tiết:
Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
Câu 2
Nêu cách tiết kiệm tiền của em.
Phương pháp giải:
Cách tiết kiệm tiền của em:
+ Trước khi mua món đồ nào đó em làm gì?
+ Em có dự định, kế hoạch tiết kiệm tiền như nào?
Lời giải chi tiết:
Cách tiết kiệm của em:
+ Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua
+ Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn
+ So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có
+ Để ra số tiền tiết kiệm nhất định trong mỗi tuần hoặc tháng.
Câu 3
Thảo luận với bạn về cách tiết kiệm tiền hợp lí và thực hiện.
Phương pháp giải:
Cách tiết kiệm hợp lý:
+ Hàng ngày cần làm gì trước các khoản cần chi tiêu?
+ Em làm gì với các món đồ cũ?
+ Trước khi mua bất cứ thứ gì em cần có suy nghĩ, tính toán gì?
Lời giải chi tiết:
Cách tiết kiệm tiền hợp lý và thực hiện:
+ Liệt kê các khoản cần chi tiêu
+ Trước khi mua món đồ nào phải suy nghĩ kĩ xem món đồ đó có thực sự cần thiết hay không
+ Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết
+ Tái chế, tận dụng đồ dùng
+ Kiểm soát chi tiêu hàng ngày
Rèn luyện kiểm soát chi tiêu
Thực hành các bước sau để kiểm soát các khoản chi và tiết kiệm tiền:
+ Thống kê các khoản chi mỗi tháng;
+ Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản;
+ Lập kế hoạch chi tiêu;
+ Tiết kiệm trước, chi tiêu sau;
+ Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu”;
+ Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có.
Lời giải chi tiết:
HS tự thực hành để rèn luyện kiểm soát chi tiêu.
Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện trong gia đình
Câu 1: Đọc và trao đổi về những việc Lan đã thực hiện để lập kế hoạch tổ chức sinh nhật mẹ.
Lời giải chi tiết:
Những việc Lan đã thực hiện để lập kế hoạch tổ chức sinh nhật mẹ:
+ Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sinh nhật.
+ Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi.
+ Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu.
Câu 2
Nêu những sự kiện cần chi tiêu trong gia đình em và lập kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện.
Phương pháp giải:
+ Nêu một số sự kiện cần chi tiêu trong gia đình em là gì?
+ Kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện đó như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Một số sự kiện cần chi tiêu trong gia đình em:
+ Mừng đám cưới
+ Mừng tân gia
+ Mừng thôi nôi
+ Thăm hỏi người ốm
- Kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện:
Dành ra khoảng 20% thu nhập để thực hiện chi tiêu cho các khoản đó.
Câu 3
Trao đổi với người thân để hoàn thiện kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện và cùng thực hiện.
Lời giải chi tiết:
HS tự thực hiện.
Đề thi học kì 2
Bài 10: Lắng nghe trái tim mình
Chương II. Số thực
Bài 10
Chủ đề 1: Vui mùa khai trường