1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.
Trong đó
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
a) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội. Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như: lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết; lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng; lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ; lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát,...
b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân. Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên kết chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, và nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.
c) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.
d) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam
a) Tính chất nguyên chính trị
Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.
b) Tính thống nhất
Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống mang tính thống nhất. Tính thống nhất được thể hiện trên nhiều phương diện của hệ thống chính trị như: thống nhất về tổ chức lãnh đạo, thống nhất về mục tiêu chính trị, thống nhất về nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
c) Tính nhân dân
Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện tính nhân dân sâu sắc. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng
Bình Ngô đại cáo
Chương 3. Liên kết hóa học
Chương 5. Thủy quyển
CHƯƠNG V. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC