Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
I. Kế hoạch Na-Va của Pháp – Mĩ
- Ngày 7-5-1953, được sự giúp đỡ của Mĩ, Na-va vạch kế hoạch quân sự hi vọng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương trong vòng 18 tháng.
- Kế hoạch Na-va tiến hành theo hai bước:
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lich sử Điện Biên Phủ 1954
1. Cuộc tiến cóng chiến lược Đông-Xuân 1953 - 1954
- Phương hướng chiến lược của ta: Quyết tâm giữ vững quyền chù động đánh địch trên cả hai mặt trận: chính diện và sau lưng địch. Giữ vững thế chủ động buộc địch phải phân tán lực lượng ở những điểm xung yếu.
- Phương châm: Tích cực chủ động và linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc chắn thì kiên quyết không đánh.
- Ta mở một loạt chiến dịch ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương, buộc địch phải phân tán lực lượng ra 5 nơi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Điện Biên Phủ.
+ Xê-nô (Trung Lào).
+ Luông Pha-bang (Thượng Lào).
+ Plâyku (Tây Nguyên).
=> Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phâ tán lực lượng và giam chân ở miền rừng núi.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
- Âm mưu của địch:
+ Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.
+ Lực lượng địch gồm: 16200 tên đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh, được bố trí thành một hệ thống phòng ngự mạnh, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu (phân khu trung tâm, phân khu Bắc, phân khu Nam). Pháp và Mĩ cho rằng Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá”.
- Quá trình chuẩn bị của ta:
+ Ta chuẩn bị cho chiến dịch với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
+ Huy động 261.464 dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí.
+ Bộ đội từ các hướng hành quân về Điện Biên Phủ thắt chặt vòng vây.
- Chủ trương của ta:
Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: chia làm 3 đợt:
- Kết quả: ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: 16200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất, kĩ thuật.
III. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Đông Xuân 1953-1954 khi kế hoạch Na-va sắp thất bại, Pháp buộc phải nhận lời đề nghị của Liên Xô, triệu tập hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ sĩ) để bàn về chẩm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương.
+ Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc và bắt đầu thảo luận về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương.
+ Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
- Nội dung cơ bản của Hiệp định:
+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
+ Hai bên tham gia chiến cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
+ Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng, lấy vĩ tuyến l7 làm ranh giới quân sự tạm thời.
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế.
- Ý nghĩa của Hiệp định:
+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
+ Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương:
+ Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1945 – 1954)
1. Ý nghĩa lịch sử
*Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.
- Bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Tám.
- Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
* Đối với quốc tế:
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, một dân tộc dù đất không rộng, người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối quân sự, chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Có sự lãnh đạo sáng suối của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Được tiến hành trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương vững chẳc.
- Có tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương và sự đồng tình tình giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác, của thực dân Pháp và loài người tiến bộ.
Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định
Unit 5: Wonders of Viet Nam
Đề thi vào 10 môn Toán Ninh Thuận
Đề kiểm tra giữa kì I
Bài 25. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ