Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
1. Các kiến thức cần nhớ
Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bước 1. Lập phương trình:
+ Chọn ẩn số và đặt điều kiện cho ẩn số.
+ Biểu thị các dữ kiện chưa biết qua ẩn số.
+ Lập phương tình biểu thị tương quan giữa ẩn số và các dữ kiện đã biết.
Bước 2. Giải phương trình.
Bước 3. Kiểm tra nghiệm của phương tình (nếu có) với điều kiện ẩn số và đề bài để đưa ra kết luận.
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Toán về quan hệ các số
Phương pháp:
Ta thường sử dụng các kiến thức sau:
+) Biểu diễn số có hai chữ số : $\overline {ab} = 10a + b$ trong đó
$a$ là chữ số hàng chục và $0 < a \le 9$, $a \in \mathbb{N}$,
$b$ là chữ số hàng đơn vị và $0 \le b \le 9,b \in \mathbb{N}$.
+) Biểu diễn số có ba chữ số: $\overline {abc} = 100a + 10b + c$ trong đó
$a$ là chữ số hàng trăm và $0 < a \le 9$, $a \in \mathbb{N}$,
$b$ là chữ số hàng chục và $0 \le b \le 9,b \in \mathbb{N}$,
$c$ là chữ số hàng đơn vị và $0 \le c \le 9,c \in \mathbb{N}$.
Dạng 2: Toán chuyển động
Phương pháp:
Ta thường sử dụng các công thức $S = v.t$, $v = \dfrac{S}{t},t = \dfrac{S}{v}$
Với $S:$ là quãng đường, $v:$ là vận tốc, $t$: thời gian
Đối với bài toán chuyển động của cano hoặc tàu trên dòng nước thì
${V_{xd}} = {V_t} + {V_n};{V_{nd}} = {V_t} - {V_n}$
với ${V_{xd}}$ là vận tốc cano (tàu ) khi xuôi dòng;
${V_{nd}}$ là vận tốc cano (tàu ) khi ngược dòng;
${V_t}$ là vận tốc thực của cano (tàu ) (khi nước yên lặng);
${V_n}$ là vận tốc của dòng nước.
Dạng 3: Toán làm chung công việc
Phương pháp:
Một số lưu ý khi giải bài toán làm chung công việc
- Có ba đại lượng tham gia là: Toàn bộ công việc , phần công việc làm được trong một đơn vị thời gian (năng suất) và thời gian.
- Nếu một đội làm xong công việc trong $x$ ngày thì một ngày đội dó làm được $\dfrac{1}{x}$ công việc.
- Xem toàn bộ công việc là $1$ (công việc).
Dạng 4: Toán phần trăm
Phương pháp:
- Nếu gọi tổng số sản phẩm là $x$ thì số sản phẩm khi vượt mức $a\% $ là $(100 + a)\% .x$ (sản phẩm)
- Nếu gọi tổng số sản phẩm là $x$ thì số sản phẩm khi giảm $a\% $ là $(100 - a)\% .x$ (sản phẩm)
Dạng 5: Toán có nội dung hình học
Phương pháp:
Một số công thức cần nhớ
Với tam giác:
Diện tích = (Đường cao . Cạnh đáy) $:2$
Chu vi = Tổng độ dài ba cạnh
Với tam giác vuông: Diện tích = Tích hai cạnh góc vuông$:2$
Với hình chữ nhật:
Diện tích = Chiều dài. Chiều rộng
Chu vi = 2. (Chiều dài + chiều rộng)
Với hình vuông cạnh $a$:
Diện tích = ${a^2}$
Chu vi = Cạnh . $4$
Dạng 6: Toán về năng suất lao động
Phương pháp:
Năng suất bằng tỉ số giữa khối lượng công việc và thời gian hoàn thành
Đề thi vào 10 môn Văn Long An
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Nai
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh
Unit 8: Celebrations - Lễ kỉ niệm
Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)