Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ôn tập chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
1. Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian.
- Góc giữa hai véctơ trong không gian:
Góc giữa hai vectơ (khác véctơ không) \(\vec{u},\vec{v}\) là góc \(\widehat {BAC}\) với \(\vec{AB}=\vec{u}\); \(\vec{AC}=\vec{v}\)
- Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian:
Cho hai vectơ khác vectơ không \(\vec{u},\vec{v}\) :
Biểu thức \(\vec{u}.\vec{v}=|\vec{u}|.|\vec{v}|.cos(\vec{u},\vec{v})\) được gọi là tích vô hướng của hai vectơ \(\vec{u}\) và \(\vec{v}\)
Nếu \(\vec{u}\) = \(\vec{0}\) hoặc \(\vec{v}\) = \(\vec{0}\) thì ta quy ước \(\vec{u}\) . \(\vec{v}\) = \(\vec{0}\).
2. Vectơ chỉ phương của đường thẳng.
- Vectơ \(\vec{a} \ne \vec{0} \) là véctơ chỉ phương của đường thẳng \(d\) nếu giá của \(\vec{a}\) song song hoặc trùng với \(d\).
- Nếu \(\vec{a}\) là vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d\) thì k\(\vec{a}\) (\(k ≠ 0\)) cũng là vectơ chỉ phương của d.
3. Góc giữa hai đường thẳng trong không gian.
Định nghĩa:
Góc giữa hai đường thẳng \(a\) và \(b\) trong không gian là góc giữa hai đường thẳng \(a'\) và \(b'\) cùng đi qua một điểm và lần lượt song song với \(a\) và \(b\)
Nhận xét:
- Ta có thể lấy điểm \(O\) thuộc một trong hai đường thẳng \(a\) và \(b\), rồi vẽ một đường thẳng qua \(O\) và song song với đường thẳng còn lại.
- Nếu \(\vec{u_{1}},\vec{u_{2}}\) lần lượt là vectơ chỉ phương của \(a\) và \(b\) và (\(\vec{u_{1}},\vec{u_{2}}) = α\) thì:
+ góc \((a; b) = α\) nếu \(0^0 ≤ α ≤ 90^0\)
+ góc \((a; b) = 180^0- α\) nếu \( 90^0 < α ≤ 180^0\).
- Nếu \(a//b\) hoặc \(a \equiv b\) thì \(\widehat {\left( {a,b} \right)} = {0^0}\)
4. Hai đường thẳng vuông góc với nhau.
a) Định nghĩa:
Hai đường thẳng được gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng \(90^0\)
b) Nhận xét:
- Nếu\(\vec{u_{1}},\vec{u_{2}}\) lần lượt là các VTCP của \(a\) và \(b\) thì: \(a ⊥ b ⇔ \vec{u_{1}}.\vec{u_{2}}= 0\).
- Nếu \(\left\{ \begin{array}{l}
a\, //b \, \\
c\, \bot \, a
\end{array} \right.\) thì \( c\, \bot \, b\)
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau có thể cắt nhau hoặc chéo nhau.
c) Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Tính góc giữa hai đường thẳng.
Phương pháp 1: Sử dụng định lý hàm số cô sin hoặc tỉ số lượng giác.
Phương pháp 2: Sử dụng công thức tính cô sin góc giữa hai đường thẳng biết hai véc tơ chỉ phương của chúng.
Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng vuông góc.
Phương pháp:
Để chứng minh hai đường thẳng \({d_1},{d_2}\) vuông góc ta thực hiện một trong các cách:
Cách 1: Chứng minh \(\overrightarrow {{u_1}} .\overrightarrow {{u_2}} = 0\), trong đó \(\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} \) là các VTCP của \({d_1},{d_2}\).
Cách 2: Sử dụng tính chất \(\left\{ \begin{array}{l}b//c\\a \bot c\end{array} \right. \Rightarrow a \bot b\)
Cách 3: Sử dụng định lý Pi-ta-go hoặc xác định góc giữa \({d_1},{d_2}\) và tính trực tiếp góc đó.
Chủ đề 3: Kĩ thuật nhảy ném rổ và chiến thuật tấn công trong bóng rổ
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Chủ đề 1. Dao động
Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11