Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.
- Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.
- Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:
+ Nhóm 1: gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
+ Nhóm 2: gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
- Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của một hành tinh là khoảng thời gian để nó chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
- Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng vì chúng thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao:
+ Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 6000 K.
+ Ngôi sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất cũng tới 3000 K, nhiệt độ bề mặt cao nhất cỡ 50000 K.
- Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
- Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà 26000 năm ánh sáng (cỡ 2/3 bán kính của nó).
- Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.
- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220000 m/s nhưng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.
- Hình ảnh dải Ngân Hà quan sát từ Trái Đất:
Sơ đồ tư duy về hệ Mặt Trời và Ngân Hà - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo
Chương 2: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
CHƯƠNG VIII. LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
Đề kiểm tra học kì 1
Chủ đề 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6