1. Nguồn lao động và sử dụng lao động
a) Nguồn lao động
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Đặc điểm nguồn lao động:
+ Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
+ Hạn chế: Thể lực và trình độ chuyên môn.
=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
b) Sử dụng lao động
- Số lao động có việc làm tăng lên.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm-ngư nghiệp giảm.
=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.
2. Vấn đề việc làm
Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm.
=> Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.
3. Chất lượng cuộc sống
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện:
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng.
+ Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.
+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.
+ Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.
- Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
=> Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 25. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 25