LỰC MA SÁT
Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó được gọi là lực ma sát.
1. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.
Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.
2. Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn.
Chú ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.
3. Lúc ma sát nghỉ
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.
Đặc điểm:
- Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.
- Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.
Chú ý:
- Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.
- Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.
4. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích
a. Lực ma sát có thể có hại
Các cách để giảm ma sát:
+ Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc
+ Bôi trơn bằng dầu mỡ
+ Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn (dùng các ổ bi)
b. Lực ma sát có thể có lợi
Các cách để tăng ma sát: tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc ( cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn)
Sơ đồ tư duy về lực ma sát - Vật lí 8
Unit 4: How Do Sloths Move?
Chương 8: Sinh vật và môi trường
CHƯƠNG 6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Unit 1. Free time
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc