Có thể dựa vào tính chất vật lý hoăc tính chất hóa học đặc trưng của nó như màu, mùi, khả năng tạo kết tủa với các chất khác.
1. Nhận biết khí CO2
- Không màu, không mùi nặng hơn không khí, ít tan trong nước, làm đục nước vôi trong
- Khi thêm Ca(OH)2 dư/ Ba(OH)2 dư tạo kết tủa trắng
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2. Nhận biết khí SO2
- Không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc, làm đục nước vôi trong giống CO2
- Làm nhạt màu dung dịch nước brom hoặc dung dịch iot.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
SO2 + I2 + 2H2O → 2HI + H2SO4
3. Nhận biết khí Clo
- Màu vàng lục, mùi hắc, độc, ít tan trong nước
- Nhận biết bằng giấy tẩm KI và hồ tinh bột. Do phản ứng tạo ra I2 gặp hồ tinh bột tạo màu xanh tím.
Cl2 + KI → 2KCl + I2 (làm xanh tinh bột)
4. Nhận biết khí NO2
- Màu nâu đỏ, độc, ít tan trong nước. Có thể nhận biết qua màu nâu đỏ khi nồng độ NO2 đủ lớn.
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
5. Nhận biết khí H2S
- Không màu, mùi trứng thối, độc.
- Tạo muối sunfua kết tủa có màu với nhiều dung dịch muối
Cu2+ + H2S → CuS + 2H+
Pb2+ + H2S → PbS + 2H+
6. Nhận biết khí NH3
- Không màu, tan nhiều trong nước, mùi khai đặc trưng.
- Làm xanh quỳ tím ẩm
Sơ đồ tư duy: Nhận biết một số chất khí
Chương 4. Ứng dụng di truyền học
Đề kiểm tra giữa học kì 2
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Chương 5. Sóng ánh sáng
Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải