I. PHÂN ĐẠM
- Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng.
- Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protêin thực vật.
- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân.
1. Phân đạm Amoni
- Là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, …
- Dùng bón cho các loại đất ít chua.
* Lưu ý: Khi tan trong nước, muối amoni thủy phân tạo môi trường axit nên chỉ thích hợp bón cho đất it chua hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi sống (CaO)
2. Phân đạm Nitrat
- Là các muối Nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, …
- Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính.
⇒ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.
3. Urê
- CTPT: (NH2)2CO, 46%N.
- Điều chế: CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O.
- Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi? Do urê trung tính và hàm lượng nitơ cao.
- Giai đoạn nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn? Giai đoạn sinh trưởng của cây.
II. PHÂN LÂN
- Phân có chứa nguyên tố P, có 2 loại.
- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-.
- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng.
- Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.
- Nguyên liệu: quặng photphoric và apatit.
- Các loại phân lân thường dùng là:
+ Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2.CaSO4(14-20% P2O5).
+ Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2(40-50% P2O5).
+ Phân lân nung chảy: Hỗn hợp quặng apatit với đá xà vân và than cốc (12-14% P2O5).
III. PHÂN KALI
- Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+.
- Tác dụng: tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
- Đánh giá bằng hàm lượng % K2O.
IV. PHÂN HỒN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP
1. Phân hỗn hợp
- Chứa cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân NPK, là sản phẩm khi trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K khác nhau tùy theo loại đất và cây trồng.
VD: Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.
2. Phân phức hợp
- Là hỗn hợp các chất được tạo ra bằng tương tác hóa học của các chất.
VD: Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric.
V. PHÂN VI LƯỢNG
- Cung cấp cho cây các nguyên tố như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), molipđen (Mo), … ở dạng hợp chất.
Sơ đồ tư duy: Phân bón hóa học.
Unit 2: Generation gap
Chủ đề 2: Nitrogen và sulfur
Đề cương ôn tập học kì 2
Bài 16: Alcohol
SGK Ngữ Văn 11 - Cánh Diều tập 1
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11