Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
I. Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười nga và phong trào cách mạng thế giới
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nuớc tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Trong cao trào cách mạng 1918-1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên vũ đài chính trị. Tháng 3-1919, Đệ tam quốc tế (Quốc tế Cộng sản) ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)
- Đánh dấu một giai đoạn mới cúa phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới: Tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tường Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 -1925)
- Giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hoá” (1919) và tổ chức Đảng Lập hiến (muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp).
- Tầng lớp tiểu tư sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên... với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:
+ Mít tinh, biểu tình, bãi khoá....
+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu -Trung Quốc - tháng 6-1924) mở màn cho thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc.
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Chu Trinh (1926) ….
III. Phong trào công nhân (1919 – 1925)
- Do bị áp bức bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ từ các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng, Thượng Hải, phong trào công nhân có hước phát triển mới.
- Cuộc đấu tranh cùa công nhân thời kì này tuy còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng làm cho các cơ sở tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
- Đáng kể nhất là bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn 1925). Giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác, đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 17
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 9