1. Cơ cấu ngành công nghiệp
- Đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.
- Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.
- Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
2. Các ngành công nghiệp trọng điểm
a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than:
+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.
+ Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.
+ Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Khai thác dầu khí:
+ Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.
+ Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
+ Phân bố ở thềm lục địa phía Nam.
b) Công nghiệp điện
- Sản lượng điện tăng lên nhanh.
- Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW) , Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..
- Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).
c) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Các phân ngành chính:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thủy sản.
- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
d) Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.
- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…
3. Các trung tâm công nghiệp lớn
- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- TP.HCM và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Đề thi vào 10 môn Văn Tiền Giang
Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 2 - Sinh 9
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Đề thi vào 10 môn Toán Tuyên Quang
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc