2. Các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình
* Biểu hiện:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:
+ Bề mặt địa hình bị chia cắt, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
+ Vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto, có nhiều hang động, thung lũng khô.
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
+ Đất trượt đá lỡ làm thành nón phóng vật ở chân núi.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:
+ Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn.
+ Rìa đông nam ĐBSH và rìa tây nam ĐBSCL hàng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
* Nguyên nhân:
- Nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh mẽ.
- Bề mặt địa hình có dốc lớn, nham thạch dễ bị phong hóa.
b. Sông ngòi
* Biểu hiện:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (có 2360 sông dài trên 10km, dọc bờ biển trung bình 20km có một cửa sông đổ ra biển), chủ yếu là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước 839 tỉ m3/năm (60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ), giàu phù sa (khoảng 200 triệu tấn/năm).
- Chế độ nước theo mùa. Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ nước thất thường.
* Nguyên nhân:
- Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên lượng dòng chảy lớn, đồng thời nhận được một lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.
- Hệ số bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
- Do mưa theo mùa nên lượng dòng chảy theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa. Mùa cạn tương ứng với mùa khô.
c. Đất
Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit nên đất feralit là loại đất chủ yếu ở đồi núi nước ta.
* Nguyên nhân:
- Do mưa nhiều nên các chất bazo dễ tan như Ca++, Mg++ bị rửa trôi mạnh mẽ làm đất chua đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo nên đất feralít đỏ vàng.
- Quá trình phong hoá xảy ra mạnh mẽ tạo sự phân huỷ mạnh mẽ trong đất.
d. Sinh vật
* Biểu hiện
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật chủ yếu là các cây thuộc họ nhiệt đới như : Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu… Động vật trong rừng là các loài chim, thú… nhiệt đới; có sự xuất hiện của các thành phần á nhiệt đới và ôn đới núi cao.
* Nguyên nhân:
- Do Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc nên có bức xạ mặt Trời, độ ẩm phong phú.
- Khí hậu có sự phận hoá theo độ cao.
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hóa theo mùa tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông - lâm kết hợp...
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định, khó khăn cho các hoạt động canh tác, phòng chống thiên tai, sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp…
* Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi: Phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch,… và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng,… cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Nghị luận văn học lớp 12