CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Lý thuyết về hợp chất của sắt

I. SẮT (II)

Có tính khử: Fe2+ \( \to\) Fe3+ + 1e và tính oxi hóa : Fe2+  + 2e \( \to\) Fe

1. Oxit FeO

- Chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên, không tan trong nước

- Tác dụng được với axit sinh ra muối sắt (II) còn khi tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh thì thu được muối sắt (III)

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Điều chế bằng cách dùng CO hay H2 khử sắt (III) oxit ở 500oC

Fe2O3 + CO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeO + CO2

2. Hidroxit Fe(OH)2

- Là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.

- Dễ bị oxi hóa thành sắt (III) hiđroxit màu nâu đỏ trong không khí

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  →  4Fe(OH)3

- Có tính bazơ (tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo nên muối sắt (II))

- Điều chế: trong môi trường không có oxi để thu được sản phẩm tinh khiết

3. Muối sắt (II)

- Đa số tan trong nước, khi kết tinh ở dạng ngậm nước.

- Dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III)

2FeCl2 + Cl→  2FeCl3

- Chú ý: dung dịch muối sắt (II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt (II) sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).
 

- Điều chế: cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Ứng dụng: muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực nhuộm vải.

II. SẮT (III)

Có tính oxi hóa : tác dụng với một số kim loại, một số hợp chất có tính khử.

Fe3+ + 1e -> Fe2+  hoặc Fe3+ +3e  -> Fe

1. Oxit Fe2O3

- Là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước

- Dễ tan trong cả dung dịch axit mạnh

Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe.

- Điều chế: qua phản ứng phân hủy sắt (III) hiđroxit ở nhiệt độ cao.

- Sắt (III) oxit tồn tại trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit dùng để luyện gang

2. Hidroxit Fe(OH)3

- Là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung dịch axit tạo muối sắt (III) 

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

- Điều chế: cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt (III).

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

3. Muối sắt (III)

- Các muối sắt (III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II).

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

- Bột đồng tan trong dung dịch muối sắt (III).

Cu + 2FeCl3 (vàng nâu) → CuCl2 + FeCl2

⇒ Dung dịch CuCl2 (màu xanh) và dung dịch FeCl2 (không màu) nên dung dịch thu được có màu xanh.

Sơ đồ tư duy: Hợp chất của sắt

 

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved