Làm người như thế nào là câu hỏi lớn day dứt bao nhiêu thế hệ xưa nay. Càu hỏi của các cô con gái của Các Mác đối với cha mình chính là như thế. Câu hỏi “Đức tính mà cha quý nhất là gì” cũng tức là hỏi cha thích một con người như thế nào, thích sống như thế nào.
Câu trả lời của Các Mác đã nêu lên một đức tính quan trọng của con người: giản dị. Giản dị là một đức tính về phong cách sống. Người ta thường nói: con người giản dị, tác phong giản dị, ăn mặc giản dị, lời văn giản dị... Đức tính giản dị đối lập với thói xa hoa, thói phô trương, kiểu cách, làm bộ làm tịch, bày vẽ ra nhiều thủ tục rườm rà, rắc rối. Giản dị là sống tự nhiên, tìm một con đường ngắn nhất để đến với mọi người, mọi việc.
Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng lớn về đức tính giản dị. Phạm Văn Đồng từng nói: Bình sinh Hồ Chủ Tịch là một người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Hồi còn sống ở chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống chung, ăn chung với cán bộ, bộ đội. Đến bữa cơm, Người lấy thìa chia thức ăn cho mọi người. Giờ giải lao, Người đánh bóng chuyền với mọi người, về Hà Nội, Người vẫn thích mặc bộ bà ba, đi dép lốp, ở nhà sàn. Về ngôn ngữ, tuy Người rất giỏi tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và nhiều thứ tiếng khác, nhưng Người chủ trương nói tiếng Việt, không thích dùng từ nước ngoài khi không cần thiết, không ai hiểu. Bác Hồ rất ghét phô trương, xa hoa. Đến thăm nơi nào, Người không muốn báo trước để người ta tổ chức đón rước, mất công mất việc. Trong Di chúc, Người không muốu sau khi mình mất, nhân dân phải tổ chức điếu phúng linh đình.
Nhưng giản dị không phải là đơn giản, thô sơ. Thơ của Bác Hồ chẳng hạn, là giản dị, nhưng không giản đơn chút nào. Ví như bài Đi đường, dễ hiểu, gợi cảm, không dùng điển cố, nhưng rất sâu sắc. Giản dị là hình thức của cách sống, cách suy nghĩ chân thật, trung thực của con người.
Không nên hiểu giản dị là không ăn mặc đẹp, không đi giày dép, nói năng không cần thưa gửi, uống nước lã, ăn quả xanh. Có bạn hiểu giản dị là ăn nói tùy tiện, thậm chí nói tục ở trong lớp, trước mặt mọi người. Như thế không phải là giản dị, mà là thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng người khác. Một người học sinh giản dị là người sống khiêm nhường, không phô trương, không khoe khoang. Một học sinh giản dị là học sinh biết ăn mặc đẹp, lịch sự, sạch sẽ, nhưng không lố lăng. Đó là người hòa nhã, gần gũi với mọi người trong học tập và vui chơi. Đó là người hồn nhiên, học hết mình, chơi hết mình, không có thái độ giả tạo. Chẳng hạn, không hiểu mà không hỏi bạn, sợ mang tiếng là dốt, hoặc biết mà bạn hỏi thì không bảo, giữ kẽ, giữ tủ. Che đậy mình hoặc khoe khoang mình tức là giả tạo, không giản dị.
Tóm lại, câu trả lời của Các Mác đối với các con gái của ông có một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đức tính mà Các Mác quý nhất cũng chính là đức tính mà chúng em yêu quý. Giản dị là một đức tính quý báu, đồng thời cũng là một phương hướng tu dưỡng, rèn luyện. Đẹp biết bao khi mọi người sống với nhau giản dị, chân thật, ấm áp và đầy lòng tin cậy, như M. Go-rơ-ki đã nói: “Cái đẹp là ở cái giản dị”.
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Đề kiểm tra 15 phút
Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12
CHƯƠNG II. DAO ĐỘNG CƠ
CHƯƠNG 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI