Ở một số nước tiên tiến trên thế giới, vệ sinh công cộng rất được quan tâm. Tuy nhiên ở nước ta đây dường như mới là vấn đề của các ngành chức năng. Bởi vậy rác có mặt ở khắp nơi: trên đường phố, trong nhà xe, bệnh viện, trường học, di tích thắng cảnh…Đến đâu cũng thấy rác, thậm chí ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Rác gồm đủ loại với đủ các chất liệu khác nhau: từ vỏ hoa quả đến vỏ đồ hộp, bao bì ni lông, vỏ chai thuỷ tinh, sỉ than, gỗ, giấy…
Rác thải phong phú bao nhiêu thì tác hại mà nó gây ra lớn theo nhường ấy. Rác thải làm mất mỹ quan nơi công cộng, biến những thắng cảnh thành bãi rác. Ai đã từng du ngoạn Hương Sơn chắc không thể quên hình ảnh khắp các lối đi, các sườn núi rác tràn ngập và dày đặc. Chốn “Thiên Nam đệ nhất động ”bớt hấp dẫn du khách hơn có lẽ cũng vì như vậy. Không chỉ có thế, rác thải bừa bãi còn gây ô nhiễm môi trường, không khí không trong lành, sông hồ ô nhiễm, sinh vật ở sông hồ bị chết …Tất cả những điều đó đều có thể làm nguy hại đến sức khoẻ của con người. Đôi khi, rác thải bừa bãi còn gây nguy hiểm trực tiếp cho con người như trượt ngã vì dẫm phải vỏ hoa quả, đồ hộp, trẻ nhỏ bị chảy máu, nhiễm trùng vì dẫm phải mảnh chai…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng trên. Song về cơ bản có thể nhận thấy nạn vứt rác bừa bãi là do sự thiếu ý thức của một số người, do chưa có nhiều thùng rác ở những nơi công cộng và chưa thực sự có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những người vi phạm .
Trong khi chúng ta còn đang lúng túng tìm giải pháp khắc phục thì hàng ngày, hàng giờ hành tinh xanh của chúng ta đang oằn mình vì rác. Bởi vậy ngoài việc đặt thùng rác ở những nơi công cộng, treo biển cấm đổ rác ở một số nơi và xử phạt nghiêm khắc với người vi phạm, chúng ta cần phải giáo dục ý thức về vấn đề này, và phải nhanh chóng khắc phục hậu quả ở những nơi đã bị vứt rác bừa bãi, nhằm ngăn chặn hành vi tiếp tục xả rác của những người vô ý thức. Bên cạnh đó cần nhân rộng những phong trào giàu ý nghĩa như “chủ nhật xanh”, “xanh sạch đẹp thành phố”… Để ngôi nhà chung của chúng ta luôn sạch sẽ, an lành.
Thành ngữ Việt Nam từng nói: “góp gió thành bão”. Mỗi học sinh chúng ta cần ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để trái đất này mãi mãi là hành tinh xanh đáng yêu.
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Chương 1. Este - Lipit