Câu 1
Chỉ ra những việc làm giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên và giải thích lí do của những việc làm đó.
Phương pháp giải:
+ Việc làm bào tồn, gây hại bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là gì ?
+ Vì sao những việc làm đó lại bảo tồn hay gây hại cho cảnh quan thiên nhiên ?
Lời giải chi tiết:
- Việc làm gây hại:
+ Sử dụng nhiều phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng để nâng cao năng suất trồng trọt.
=> Khi sử dụng phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và đất xung quanh khu vực trồng trọt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loại động vật sống ở khu vực đó, thậm chí người dân khi ăn, uống nguồn nước đó sẽ dễ bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm tới tính mạng.
+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở thượng nguồn các con sông lớn.
=> Thủy điện đòi hỏi một lượng nước lớn từ các con sông và phá hủy hệ sinh thái sông. Việc vận hành nhà máy thủy điện và nạn phá hủy rừng đang tạo ra xung đột về sử dụng nước; hủy hoại sinh kế và là nguyên nhân gây ra sự di cư của nhiều cộng đồng, những người có cuộc sống truyền thống lâu đời cạnh các con sông. Những người dân vùng hạ lưu cũng đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước và tác động xuyên biên giới bao gồm lũ lụt, thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.
+ Mua sừng tê giác làm thuốc; mua ngà voi để trưng bày, trang trí
=> Dẫn đến việc đánh bắt thú vật hoan dã trái phép, mất cân bằng hệ sinh thái và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Nuôi tôm hùm lồng bè ồ ạt ở vịnh, eo biển, bãi tắm.
=> Gây ô nhiễm môi trường nước ở các khu vực nuôi, mất cân bằng sinh thái biển.
+ Khai thác rừng để lấy gỗ sản xuất giấy.
=> Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lụt, cháy rừng…Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh.
+ Đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa của một số người dân.
=> Gây ô nhiễm không khí và các loài động vật trong khu vực; thậm chí, khói từ việc đốt rơm còn gây cản trở trong sinh hoạt của người dân, đặc biệt là việc tham gia giao thông.
- Việc làm thể hiện sự bảo tồn:
+ Sử dụng túi giấy thay cho túi nilon ở một số cửa hàng mua bán.
⇒ Hạn chế sử dụng túi nilon góp phần giảm thiểu đến ô nhiễm môi trường bởi nilon là chất thải khó phân hủy, có chất liệu độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Câu 2
Thu thập thông tin về những việc làm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên.
Gợi ý:
- Tên tổ chức/ cá nhân.
- Tìm và thu thập thông tin qua phỏng vấn, quan sát thực tế (quay video clip, chụp hình,…) sách, báo, các trang mạng,… uy tín, có thể kiểm chứng.
- Những việc làm bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên,…
- …
Phương pháp giải:
+ Tên tổ chức, cá nhân bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên đó là gì ?
+ Những việc làm của họ trong việc bảo vệ môi trường như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
- Những tổ chức, cá nhân bảo vệ môi trường:
+ WildAct
WildAct là một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, được thành lập từ năm 2013 bởi chị Nguyễn Thị Thu Trang, nhà bảo tồn đã có nhiều đóng góp lớn trên phạm vi toàn thế giới.
WildAct có các hoạt động bảo tồn thiên nhiên thông qua hình thức giáo dục, phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức của người Việt Nam. Từ đó, tổ chức giúp mọi người hiểu rõ hơn về những mối nguy hại khi trục lợi trên những nỗi đau của động vật hoang dã. Đối với WildAct, bảo vệ thiên nhiên cùng các loài động vật là bảo vệ cuộc sống của chính loài người.
+ AnimalsAsia
Được sáng lập vào năm 1998 bởi tiến sĩ Jill Robinson MBE, AnimalsAsia nỗ lực hướng đến các hoạt động chấm dứt sự tàn ác đối với động vật, trải dài từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.
Ba lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức này cũng nằm trong phạm vi quan tâm của rất nhiều bạn trẻ hiện nay, bao gồm: chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật, bảo vệ chó mèo khỏi nạn buôn bán lấy thịt và chấm dứt lạm dụng động vật tại sở thú và rạp xiếc.
+ WWF Vietnam
World Wide Fund For Nature (WWF) cùng chiếc logo chú gấu trúc chắc hẳn đã rất quen thuộc với giới trẻ. Tại Việt Nam, WWF hiện đang tập trung hoạt động trong bốn mảng chính: bảo tồn đa dạng sinh học của các vùng cảnh quan, ứng phó biến đối khí hậu, phát triển thuỷ điện bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu bảo tồn.
Là một trong những tổ chức vì môi trường lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới, WWF thường hướng đến những hoạt động mang tầm vĩ mô, liên kết với các tổ chức nhà nước, tư nhân, cộng đồng địa phương.
Bảo kính cảnh giới
Đề thi học kì 2
CHỦ ĐỀ IV. PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ
Chương 5. Năng lượng hóa học
CHƯƠNG III. LIÊN KẾT HÓA HỌC