Câu 1
Xây dựng và chia sẻ kế hoạch tuyên truyền về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Gợi ý:
- Bước 1. Xác định các đối tượng để tuyên truyền: học sinh, người lớn, cộng đồng lớn,...
- Bước 2. Xác định nội dung cần tuyên truyền. Ví dụ: kêu gọi bảo vệ nguồn nước; trồng cây xanh, bảo vệ rừng;kêu gọi giữ gìn sự đa dạng sinh học bằng cách không săn bắt bất hợp pháp; tuyên truyền về tác hại của thuốc trừ sâu,....
- Bước 3. Chọn cách thể hiện nội dung: vẽ tranh, làm video clip ngắn, viết truyện ngắn, viết kịch, sáng tác bài hát, viết “rap? tờ rơi, áp phích, trò chơi,....
- Bước 4. Chọn kênh thông tin để tuyên truyền: mạng xã hội, phát tờ rơi, tuyên truyển miệng, sân khấu hoá, trình bày trong sinh hoạt dưới cờ,...
- Bước 5. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật dụng cho (những) cách đá chọn.
- Bước 6. Lên kế hoạch tuyên truyền.
Phương pháp giải:
+ Kế hoạch do ai thực hiện ? Địa điểm tuyên truyền ở đâu ? Thời gian tổ chức là bao giờ ?
+ Mục tiêu tuyên truyền là gì ? Đối tượng tuyên truyền là gì ?
+ Nội dung tuyên truyền gồm những gì ? Hình thức tuyên truyền như thế nào ?
+ Kế hoạch triển khai cụ thể như nào ?
Lời giải chi tiết:
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG Nhóm thực hiện: Nhóm Sức sống xanh Địa điểm thực hiện: Nhà văn hóa thôn Ba Thời gian thực hiện: Chủ nhật tuần thứ hai tháng Tám Mục tiêu tuyên truyền: Kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Đối tượng tuyên truyền: Người dân thôn Ba Nội dung tuyên truyền: Vai trò của cảnh quan thiên nhiên và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống xung quanh mình. Hình thức tuyên truyền: thuyết trình Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp/ hỗ trợ: Chính quyền xã, trưởng thôn, trưởng xóm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Kế hoạch triển khai cụ thể:
|
Câu 2
Đề xuất những giải pháp và việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bước 1. Từ các thông tin đã thu được ở các nhiệm vụ trước, đề ra một số giải pháp với những hành động, việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng (trường, lớp, nhóm,...) để bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Hạn chế tối đa rác thải nhựa ra môi trường.
Giải pháp: Hạn chế tối đa rác thải ra môi trường
Việc làm: Phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia thu gon rác nơi công cộng, hạn chế tối đa đồ nhựa (ống hút, cốc, …) dùng một lần
Sử dụng loại chai dùng được nhiều lần để đựng nước.
- Bước 2. Chọn ra một vài giải pháp cho cá nhân, cho cộng đồng và liên kết để thực hiện.
- Bước 3. Chia sẻ, thảo luận với bạn bè để tham khảo, học hỏi thêm và hoàn thiện kế hoạch.
Phương pháp giải:
+ Thay thế các chất liệu có hại cho môi trường bằng loại chất liệu gì ?
+ Nguồn năng lượng gì nên được đưa vào sử dụng?
+ Ý thức của mỗi người thế nào với môi trường ?
Lời giải chi tiết:
Giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Sử dụng các chất liệu thiên nhiên
+ Sử dụng năng lượng sạch có thể tái tạo như: gió, ánh nắng mặt trời…
+ Giảm sử dụng túi nilon
+ Mỗi người cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Unit 6: Time to learn
Chuyên đề 1. Cơ sở hóa học
Unit 2: Entertainment and Leisure
Chương 7. Nguyên tố nhóm VIIA - Halogen
Chủ đề 4. Ứng dụng Tin học